KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Về nghiên cứu lý thuyết

Đề tài hệ thống được một số lý thuyết về giá cổ phiếu đồng thời tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu về mặt lý luận.

Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành thép của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các nhân tố: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tổng sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép trong nước.

Đề tài đã khái quát được đặc điểm kinh doanh của ngành Thép và thực trạng giá cổ phiếu của các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh.

4.1.2. Về mặt thực tiễn

Tiếp tục nghiên cứu phân tích giá cổ phiếu trong thực tiễn bằng việc phân tích định lượng:

Kết quả nghiên cứu ta thấy được giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh bị tác động bởi ba nhân tố là vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng.

Trong 3 nhân tố nêu trên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố có cường độ ảnh hưởng mạnh nhất đến giá cổ phiếu ngành thép là chỉ số giá tiêu dùng.

Bên cạnh đó thì sự ảnh hưởng của nhân tố vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ tăng trưởng GDP là biến động cùng chiều với giá cổ phiếu ngành thép, còn chỉ số giá tiêu dùng thì có tác động nghịch chiều.

Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị để các nhà đầu tư và chính phủ để có những quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình thị trường.

4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.2.1. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư

Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày, có một số kiến nghị đối với nhà đầu tư được đúc kết ra như sau:

Thứ nhất, giá cổ phiếu ngành thép chịu ảnh hưởng của các nhân tố như vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng. Do đó khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần chú trọng đến sự thay đổi của những yếu tố này.

Trong những giai đoạn lạm phát cao hoặc biến động thất thường, nhà đầu tư cần phải thận trọng khi ra quyết định đầu tư và tránh đầu tư vào những cổ phiếu có hệ số beta đối với nhân tố lạm phát cao.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư vì có một số doanh nghiệp ít chịu tác động của môi trường bên ngoài.

Thứ hai, cổ phiếu ngành thép chịu tác động nghịch từ nhân tố chỉ số giá tiêu dùng, do đó nhà đầu tư nên đầu tư vào các loại cổ phiếu này khi nền kinh tế có chỉ số giá tiêu dùng gia tăng.

Thứ ba, nhà đầu tư nên quan tâm đến các thông tin mở rộng hay thu hẹp quy mô doanh nghiệp trong ngành, vì giá cổ phiếu ngành thép có xu hướng gia tăng khi các doanh nghiệp trong ngành gia tăng vốn chủ sở hữu.

Thứ tư, khi đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét đến tình hình kinh tế trong nước, và nên đầu tư khi tỷ lệ tăng trưởng GDP có xu hướng gia tăng.

4.2.2. Khuyến nghị đối với chính phủ

Kết quả phân tích cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI có tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá chứng khoán giảm. Chính vì vậy, để chỉ số chứng khoán ổn định và phát triển thì cần phải duy trì một mức chỉ số giá tiêu dùng ổn định hoặc ở mức vừa phải.

Đứng ở góc độ quản lý vĩ mô và bình ổn thị trường chứng khoán, nhà nước cần chú trọng đến bình ổn chỉ số giá tiêu dùng vừa để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển ổn định, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, một kênh thu hút vốn quan trọng của doanh nghiệp.

Để ổn định và kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng thì các chính sách cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại hối. Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Chính phủ cần phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các giải pháp nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng. Vì tăng trưởng tín dụng cao tức là lượng tiền lưu thông cao điều này là nguyên nhân chính làm cho lạm phát tăng. Nên khi phát hiện có nguy cơ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra các chính sách kinh tế kịp thời để điều chỉnh và phải cân đối giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng GDP.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh

ngày càng cởi mở và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Mặc dù các bước cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện từ nhiều năm, nhưng tốc độ còn chậm và hiệu quả còn thấp.

Vì thế, các chương trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp cần phải được Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhanh và mạnh hơn trong năm 2015. Cùng với đó, giải quyết hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, giá cổ phiếu cũng bị tác động bởi nhân tố tỷ lệ tăng trưởng GDP, khi GDP tăng thì ảnh hưởng của nó sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng. Do đó, Nhà nước cần phát triển nhiều công ty sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là các công ty sản xuất ngành hàng xuất khẩu và các công ty sản xuất mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.

Ủy ban chứng khoán cần nâng cao chất lượng thông tin công bố, minh bạch hóa thông tin chứng khoán là một trong những việc làm nhằm tạo dựng lòng tin của nhà đầu tư, kéo nhà đầu tư đến với TTCK, tăng lượng cầu cho TTCK. Việc công bố thông tin không chính xác, thiếu kịp thời, không đầy đủ khiến các nhà đầu tư nhiều khi phải đầu tư theo phong trào, theo tin đồn và gặp nhiều rủi ro, mạo hiểm gây thiệt hại, tổn thất cho nhà đầu tư.

Ủy ban chứng khoán cần phải có chế tài đủ mạnh buộc các công ty tham gia TTCK phải công khai, minh bạch hoá báo cáo tài chính nhằm cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin khách quan, phản ánh trung thực giá trị doanh nghiệp cũng như giá trị cổ phiếu trên thị trường..

Phổ cập kiến thức chứng khoán là làm cho công chúng đầu tư, các doanh nghiệp hiểu được các nội dung của TTCK, các nghiệp vụ liên quan, thậm chí cần trang bị các kiến thức về đầu tư, về rủi ro và biện pháp phòng

ngừa cũng như khả năng phân tích dự báo tình hình biến động của TTCK.

4.3. ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về giá cổ phiếu, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và các mô hình nghiên cứu về giá cổ phiếu.

Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngành thép các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh. đề tài phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngành thép được niêm yết trên sàn HOSE bằng mô hình thực nghiệm, dựa vào chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ tăng trưởng GDP, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, đề tài cũng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu ngành thép, sau đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cần thiết để nhà đầu tư có thể tham khảo và đưa ra sự đầu tư chính xác nhất, giúp chính phủ và ủy ban chứng khoán có một số sự lựa chọn giúp thị trường chứng khoán khởi sắc hơn.

4.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO TIẾP THEO

Đề tài chỉ mới nghiên cứu 7 nhân tố, nên còn rất nhiều nhân tố kinh tế khác cần nghiên cứu để thấy rõ tầm ảnh hưởng của nền kinh tế đến chỉ số giá chứng khoán ở mức độ nào.

Do thời gian nghiên cứu ngắn và các nhân tố được thống kê số liệu theo quý nên có ít số quan sát. Mặt khác, các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE còn mới nên số lượng cổ phiếu được thực hiện trong bài là 5 cổ phiếu của 5 công ty thuộc ngành thép và cũng bị hạn chế thời gian nên đề tài chỉ phân tích số liệu giai đoạn từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2014. Cho nên đề tài mang ý nghĩa như một ví dụ minh họa cho mô hình đang nghiên

cứu. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu và điều này cũng mở ra hướng hoàn thiện cho những nghiên cứu tiếp theo, trong tương lai tác giả có thể chọn giai đoạn dài hơn để phân tích chính xác về xu hướng dài hạn của từng biến đến chỉ số giá cổ phiếu, cũng như mở rộng phạm vi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngành nghề khác.

Số liệu thực nghiệm được tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các doanh nghiệp nhưng trên thực tế vẫn không có tính chính xác tuyệt đối. Một số công ty ngành Thép kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nên việc tách số liệu riêng cho ngành Thép cũng khá khó khăn. Điều này có thể dẫn đến sự sai lệch trong việc xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành thép.

Nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu khác về phương pháp nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và điều kiện thu thập dữ liệu, việc sai sót bỏ qua các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là điều không thế tránh khỏi.

Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, luận văn có thể là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và hoàn thiện hơn, khắc phục được những hạn chế để hoàn thiện hơn về vấn đề nghiên cứu trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ chương 3 các kết quả nghiên cứu có được, chương này đề xuất những kiến nghị với nhà đầu tư, với chính phủ về các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngành thép nhằm phần nào làm nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, góp phần gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông; và giúp Chính phủ cũng như Ủy ban chứng khoán có một số gợi ý giúp cho thị trường chứng khoán kinh doanh khởi sắc hơn phù hợp với tình hình cụ thể của nền kinh tế.

Tiếp theo, tác giả cũng nêu ra được những đóng góp chính của đề tài nghiên cứu cũng như nhận thức rõ những mặt hạn chế của luận văn; cuối cùng, đề tài nêu ra những hướng nghiên cứu tiếp theo giúp hoàn thiện hơn, mở rộng hơn đề tài nghiên cứu trong tương lai.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tổng sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép trong nước đến giá cổ phiếu của các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh bằng mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép, đó là: nhân tố vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng. Trong đó, sự ảnh hưởng của nhân tố vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ tăng trưởng GDP là biến động cùng chiều với giá cổ phiếu ngành thép, còn chỉ số giá tiêu dùng thì có tác động nghịch chiều.

Cuối cùng, tác giả kiến nghị một số giải pháp giúp nhà đầu tư và chính phủ có những quyết định phù hợp đối với thị trường chứng khoán, đồng thời nêu những hạn chế và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Võ Thị Thúy Anh và Nguyễn Thanh Hải (2012), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu niêm yết trên HSX”, Tạp chí phát triển kinh tế số 218, trang 48-61.

[2] Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), Tạp chí Đầu tư chứng khoán.

[3] Hoàng Hà Minh Châu (2014), ”Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết trên HSX”, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[4] TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), “Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của VN - Một số điểm cần lưu ý”, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8

[5] Đoàn Gia Dũng (2013), Bài giảng quản trị tài chính.

[6] Nguyễn Thanh Liêm (2009), Quàn trị tài chính, NXB Thống kê.

[7] Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, Bản tin Thị trường chứng khoán.

[8] Nguyễn Huy Sửu (2012), “Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

[9] Nguyễn Quang Thu (2005), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống kê.

[10] Phạm Thị Anh Thư (2006), “Chặng đường 6 năm của TTCK Việt Nam

thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế Tp. HCM

[11] Lê Văn Tư, Thân Thị Thu Thủy (2006), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính.

Tiếng Anh

[12] Chen, N.-F.,Roll, R. & Ross, S. (1986), Economic forces and the stock market, J Bus 59, 383-403

[13] Faris Nasif AL-Shubiri (tháng 10/2010), “Analysis the Determinants of market stock price movements: An empirical study of Jordanian commercial banks”, International Journal of Business and Management.

[14] Hussein A.Hassan Al-Tamimi, "Factors Affecting Stock Prices in the UAE Financial Markets”, Global Management Magazine.

[15] James C.Van Horne & John M.Wachowicz,Jr., Fundamental of Financial Management, Prentice Hall

[16] Maurice D.Levi, International Finance, McGraw-Hill.Inc.

[17] Md.Saheb Ali Mondal & Muhammad Showkat Imran (2009), “Determinants of Stock Price: A case study on Dhaka stock exchange”.

[18] Shohrab Hussain Khan (2009), “Determinents of share price movements in Bangladesh: Dividends and Retained Earnings”, Thesis for the degree of MSc. In Business Administration.

[19] Taylor and Francis (2006), “Long run relationship between economic growth and stock returns”, MPRA, No. 737

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA

Kính chào Anh/Chị,

Bản câu hỏi mà các anh/chị đang xem là một phần của khảo sát được tiến hành cho đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Sự hỗ trợ của anh/chị trong việc trả lời các câu hỏi dưới đây sẽ giúp người thực hiện có được các thông tin liên quan hữu ích. Nếu anh/chị có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến khảo sát này, hãy liên hệ với người thực hiện theo địa chỉ email: duongphantramy@gmail.com hoặc qua số điện thoại 0905 171615 Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!

Tên : ………

Giới tính : Nam Nữ

Nghề nghiệp : ………

Email : ………

Số điện thoại : ………

Anh/chị vui lòng xếp hạng mức độ đồng ý của mình trong các nhận định sau liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép:

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

NHÓM CÁC NHÂN TỐ 1 2 3 4 5

1

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được chia làm ba nhóm nhân tố: Nhân tố ngoại sinh, nhân tố nội sinh, nhân tố can thiệp.

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

2

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được chia làm hai nhóm nhân tố: Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, nhân tố bên trong doanh nghiệp.

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP

1 2 3 4 5

1 Vốn chủ sở hữu các công ty trong ngành thép ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)