7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Xác định các biến của mô hình
Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu, phục vụ cho việc đưa vào mô hình và nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Trên cơ sở lý thuyết về giá cổ phiếu và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Bài nghiên cứu được dựa trên mô hình nhân tố của TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung, mô hình nhân tố này xem xét tác động của các nhân tố đến giá của cổ phiếu theo ba nhóm nhân tố: Nhân tố nội sinh, Nhân tố ngoại sinh, Nhân tố can thiệp.
Dựa vào mô hình trên, nghiên cứu liệt kê các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố như đã đề cập. Phương pháp lựa chọn nhân tố cho mô hình chính thức được chọn thông qua hình thức phỏng vấn chuyên gia, dựa theo một đề cương phỏng vấn được chuẩn bị trước.
Các cuộc phỏng vấn này được tiến hành một cách trực tiếp tại các văn phòng làm việc hoặc qua email hoặc bằng điện thoại. Kích thước mẫu tham gia phỏng vấn là một số lẻ chuyên gia. Những người được mời này là những nhà đầu tư chứng khoán, những người tư vấn đầu tư chứng khoán, hoặc các nhà quản trị của các doanh nghiệp ngành Thép.
Từ cơ sở các học thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan và xử lý số liệu đã được thu thập, đề tài tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu, còn biến độc lập là các biến sau: thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức (hai
biến này thuộc nhóm các nhân tố nội sinh), tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩn nội địa, chỉ số giá tiêu dùng (hai biến này thuộc nhóm các nhân tố ngoại sinh), chỉ số giá nhà ở, sản lượng tiêu thụ thép (hai biến này thuộc nhóm các nhân tố can thiệp) để phân tích mối quan hệ giữa chúng với giá cổ phiếu.
Vốn đầu tư chủ sở hữu
Vốn đầu tư chủ sở hữu là nhân tố được đề tài chọn đại diện cho “Quy mô doanh nghiệp. Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn.
Những doanh nghiệp đạt được quy mô lớn là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, do đó được biết đếm nhiều, tạo được uy tín trên thị trường; mặt khác, một quy mô lớn tương ứng với một tiềm lực tài chính vững mạnh, doanh nghiệp càng có điều kiện để nhà đầu tư tin tưởng vào cổ phiếu của mình.
Do đó, giả thiết đặt ra, vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu ngành thép.
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Chỉ số EPS (Earning per share) là lợi nhuận (thu nhập) tính trên một cổ phiếu hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
EPS được xem là biến số quan trọng khi tính toán giá cổ phiếu, và đóng vai trò quan trọng cấu thành nên hệ số P/E. EPS càng cao phản ánh năng lực
kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.
Do đó, giả thiết đặt ra, EPS và giá cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều chiều với nhau
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Chính sách cổ tức luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng, chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị thị trường. Kanwal Iqbal Khan, Arslan, Aamir, Nasir & Maryam Iqbal Khan (2011) thông qua mô hình hiệu ứng cố định và ngẫu nhiên đã giải thích tác động của chính sách cổ tức lên giá chứng khoán và đưa đến kết luận: Cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phần, thu nhập trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế tương quan dương với giá cổ phiếu, trong khi lợi nhuận giữ lại có tương quan âm với giá cổ phiếu và giải thích đáng kể những thay đổi trong giá cổ phiếu chính sách cổ tức đóng vai trò quan trọng vì chính sách cổ tức cung cấp tín hiệu về sự thành công của công ty. Tỷ lệ chi trả càng cao nghĩa là công ty đó càng trưởng thành và có lượng lợi nhuận giữ lại lớn.
Nghiên cứu tháng 4/2015 của Ths. Phùng Tất Hữu – Viện Khoa học và thủy lợi Việt Nam khi phân tích thực trạng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam cũng kết luận: Cổ tức mỗi cổ phần có mối tương quan dương với giá cổ phiếu trong cả hai mô hình hiệu ứng cố định và ngẫu nhiên.
Các nghiên cứu trên đều cho rằng, lý thuyết sự độc lập của cổ tức là không thực tế và chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của DN. Do đó, giả thiết đặt ra, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu.
Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo hiệu quả kinh tế chung của một đất nước, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, gặp khó khăn về tài chính, lợi tức cổ phiếu giảm đi và chứng khoán cũng bị mất giá nghiêm trọng. Khi tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển, qua đó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã góp phần làm cho sự phát triển đó, điều này thể hiện sự biến động cùng chiều giữa chỉ số tăng trưởng GDP và giá cổ phiếu. Xét trong bối cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam với mong muốn tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng sẽ kéo theo sự gia tăng chỉ số giá chứng khoán.
Do đó, giả thiết đặt ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ thuận với giá cổ phiếu.
Chỉ số giá tiêu dùng
Lạm phát ngoài dự kiến: được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây cũng là nhân tố rủi ro, nhân tố ngoài kỳ vọng nên cũng được đo lường bằng giá trị thực trừ đi giá trị trung bình.
Sự biến động ngoài kỳ vọng của lạm phát là nhân tố có tác động nghịch đến giá cổ phiếu. Điều này được giải thích như sau: khi lạm phát tăng chứng tỏ nền kinh tế của nước đó đang gặp tình trạng bất ổn, có thể dẫn tới hiện tượng nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu, nhất là khi chính phủ tỏ ra bất lực trong việc kiềm chế lạm phát leo thang.
Nếu điều này xảy ra, sẽ xuất hiện “tâm lý bầy đàn” trong việc bán tháo cổ phiếu do khủng hoảng niềm tin.
Hậu quả là thị trường diễn ra tình trạng kém thanh khoản nghiêm trọng. Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm đưa ra các kết luận không rõ ràng về mối quan hệ giữa lạm phát và giá cổ phiếu.
Nhưng tại thị trường mới nổi như Việt Nam, lạm phát luôn biến động mạnh, khiến các nhà đầu tư khó đoán trước được dẫn đến việc không dự đoán chính xác kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Hơn nữa, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, lạm phát không chỉ biến động thất thường mà các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng kiểm soát của chính phủ.
Khi CPI tăng gây tác động tiêu cực đến chỉ số giá chứng khoán nên nghiên cứu mong đợi lạm phát có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá cổ phiếu.
Chỉ số giá nhà ở
Thị trường bất động sản, thị trường xây dựng, thị trường cơ khí chế tạo.. là các thị trường sử dụng nhiều thép. Các thị trường nói trên phát triển mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho ngành thép phát triển.
Bộ chỉ số đánh giá thị trường bất động sản được kỳ vọng như một công cụ không chỉ giúp cơ quan quản lý mà cả doanh nghiệp có thể theo dõi chuyển biến của thị trường bất động sản. Tuy nhiên đã hai năm kể từ khi triển khai thí điểm, Bộ Xây dựng vẫn chưa thể thu thập đủ dữ liệu để cho ra bộ chỉ số này, một phần do thiếu thông tin vì doanh nghiệp bất động sản không báo cáo số liệu.
Chỉ số giá nhà ở Savills là một công cụ hữu ích cập nhật sự chuyển động giá hàng quý của các phân khúc khác nhau trên thị trường bất động sản.
Chỉ số sẽ mô phỏng xu hướng thị trường một cách định lượng, thúc đẩy tính minh bạch của thị trường và cung cấp thêm các công cụ ra quyết định. Đối với thị trường nhà ở, chỉ số được xây dựng và tính toán dựa trên một mẫu gồm hơn 200 dự án trên thị trường sơ cấp và thứ cấp tại Tp. Hồ Chí Minh.
Trong việc tính toán chỉ số, Savills đã sử dụng rổ dự án nhất quán và được cập nhật. Phương pháp này cho phép rổ cố định được duy trì nhằm so sánh giá cả giữa các quý; tuy nhiên, dự án mới vẫn được cấp nhật vào rổ để đảm bảo phản ánh kịp thời các chuyển động của thị trường bất động sản.
Savills áp dụng “Tỉ số thanh khoản” để có thể điều chỉnh giữa giá chào bán thực tế và giá giao dịch ước tính của thị trường. Tỉ số thanh khoản khá nhạy cảm với các biến động của thị trường và do đó tự thân tỉ số này có thể được sử dụng như một công cụ đánh giá thị trường bất động sản khá hữu hiệu. Giả thiết đề tài đặt ra là chỉ số giá nhà ở có quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu.
Sản lượng tiêu thụ thép
Bên cạnh các yếu tố nói trên, doanh nghiệp ngành Thép còn chịu ảnh hưởng bởi biến mùa vụ.
Theo nhận định của các chuyên gia, Quý 1 hằng năm là khoảng thời gian cao điểm của ngành thép nhờ hoạt động xây dựng thường được đẩy nhanh tiến độ trước mùa mưa bão. Tuy nhiên, kết quả của quý 2 và 3 sẽ có dấu hiệu chậm lại do rơi vào mùa thấp điểm của ngành.
Vào mùa thấp điểm, sản lượng thép tiêu thụ giảm mạnh, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép sẽ bị ảnh hưởng. Giá cổ phiếu thép niêm yết chịu tác động khi ngành thép bước vào mùa thấp điểm.
Nhân tố sản lượng tiêu thụ thép trong nước được đề tài chọn đại diện cho yếu tố tính mùa vụ của ngành thép. Giả thiết đặt ra là sản lượng tiêu thụ thép có quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu.
Bảng 2.1: Giả thiết nghiên cứu của đề tài
Nhân tố Biến và đo lường Giả
thiết
Quy mô doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu (VCSH) = Vốn chủ sở hữu bình quân (+) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông
(+)
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt = Lượng cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần/Lợi nhuận thuần
(+) Tổng sản phẩm
nội địa
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (+)
Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (-)
Chỉ số bất động sản
Chỉ số giá nhà ở (+)
Tính mùa vụ Sản lượng tiêu thụ thép trong nước (+) Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều