Cán bộ, công nhân viên làm việc ở phòng, ban theo giờ hành chính và làm việc tại xưởng sản xuất theo điều 68 bộ luật lao động quy định như sau:
- Không làm việc quá 8 giờ trong ngày. - Không quá 48 giờ /tuần.
- Cán bộ công nhân viên có thể làm thêm nhưng không quá 4 giờ/ ngày và 200 giờ/ năm.
Thời gian nghỉ :
- Trong thời gian làm việc người lao động được nghỉ giữa ca 30 phút trong đó đã bao gồm giờ ăn trưa (tối).
- Phụ nữ trong ngày của phụ nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút.
- Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính trong giờ làm việc và được hưởng nguyên lương.
- Lao động trong công ty 1 tuần làm việc 5 ngày, nghỉ 2 ngày, ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương, nếu trùng ngày bình thường thì được nghỉ bù vào ngày sau.
Nghỉ phép:
Lao động trong công ty nếu làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương theo chế độ như sau:
- Nghỉ 12 ngày đối với người lao động làm việc bình thường.
- Người nào làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc.
- Nếu người lao động nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính để nghỉ phép.
- Năm nào tính số ngày nghỉ cho năm đó, nếu ngày nghỉ mà người lao động phải làm việc không nghỉ được thì được hưởng tiền nghỉ phép.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không ăn lương.
- Nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương với các trường hợp: + Kết hôn: nghỉ 3 ngày.
+ Con kết hôn: nghỉ 1 ngày.
+ Bố, mẹ, vợ, chồng… chết: nghỉ 1 ngày.
- Người lao động có hoàn cảnh khó khăn nghỉ không ăn lương phải báo cho ban lãnh đạo biết. Nếu không ảnh hưởng tới kết quả sản xuất thì người lãnh đạo trực tiếp cho nghỉ 1 ngày, nếu nghỉ quá 2 ngày thì phải báo lên giám đốc.
- Trong trường hợp nghỉ giữa ca mà người lao động muốn giải quyết việc riêng thì phải báo cáo lên lãnh đạo và được sự cho phép. Họ phải đảm bảo đúng tiến độ công việc và không ảnh hưởng tới công việc chung. Thời gian nghỉ việc riêng mà quá 4 giờ/ ngày thì coi như nghỉ ngày đó và không được chấm công ngày đó.