Thu thập mẫu nấm Thượng hoàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định danh và thử nghiệm hoạt tính sinh học của nấm Thượng hoàng (Phellinus Linteus) (Trang 36 - 38)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.1.Thu thập mẫu nấm Thượng hoàng

Nấm Thượng hoàng được tìm thấy tại một hốc cây mục ở vùng Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng (hình 3.1).

Quả thể nấm có đặc điểm hình thái: Tai nấm có kích thước lớn, bề mặt xen lẫn màu đen và vàng. Vùng màu đen có bề mặt nhẵn, mịn. Vùng màu vàng có bề mặt mịn như nhung, cấu tạo xốp hơn. Nấm Thượng hoàng giống như các họ hàng gần của nó thuộc họ Linh chi có một quả thể rất cứng và có thể tồn tại trong nhiều năm, tạo ra một lớp bề mặt mới mỗi năm.

Quả nấm trở nên cứng hơn theo tuổi và khô, với độ ẩm, nấm sẽ mềm đi. Mỗi năm, nấm tạo thành một lớp ống mới chồng lên các lớp cũ. Các bào tử già chưa được giải phóng thường bị bịt kín bởi sự phát triển sau đó làm tắc nghẽn các ống và chúng xuất hiện trên mặt cắt ngang dưới dạng các đốm màu nâu. Mùi của quả nấm có đặc tính nấm rõ rệt, có vị đắng.

Khi nuôi cấy trên môi trường khoai tây, sợi nấm phát triển trên bề mặt thạch PDA có màu vàng đậm, bề mặt mịn như nhung. Sợi tơ khỏe, tốc độ lan tơ đầy đĩa trong khoảng 7 đến 10 ngày.

Sau 10 ngày nuôi cấy đường kính khuẩn lạc thu được là 6 cm, sợi nấm phát triển đều tốt, màu vàng tươi với các sợi nấm mới mọc, màu vàng sẫm hơn với các sợi nấm đã mọc trước (hình 3.2).

Nấm mọc trên đĩa thạch PDA Nấm phát triển trong PD

Hình 3.2. Hình ảnh nấm khi nuôi trên môi trường khoai tây (10 ngày).

Nấm trên đĩa thạch được tiếp tục cấy chuyển sang môi trường lỏng bằng cách cắt nhỏ các miếng thạch có chứa nấm và chuyển vào bình tam giác dung tích 250 ml có chứa 100 ml môi trường tối ưu, nuôi lắc ở 150 vòng/phút, trong 7-10 ngày. Sợi nấm phát triển trong môi trường lỏng tiếp tục được nhân giống ở các cấp độ lớn hơn để thu sinh khối. Sợi nấm mọc trong môi trường lỏng có dạng sợi mọc xung quanh một khối cầu, kích thước to nhỏ tùy thuộc vào kích thước miếng thạch và các sợi nấm bị đứt gãy ban đầu (hình 3.2). Nhiệt độ thích hợp để sợi nấm phát triển trên môi trường thạch là 28oC.

Sau khi lên men, sinh khối thu được được sấy khô bằng phương pháp sấy đông khô sau đó được nghiền thành bột và sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Định danh và thử nghiệm hoạt tính sinh học của nấm Thượng hoàng (Phellinus Linteus) (Trang 36 - 38)