Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Đống Đa, Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 49 - 55)

- Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất ở TP Thanh Hóa

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Đống Đa, Thành phố Hà Nộ

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việcthực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận ĐốngĐa, Thành phố Hà Nội Đa, Thành phố Hà Nội

Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa, nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Quận Đống Đa là quận lớn ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, là địa bàn thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở đồng thời phát triển các văn phòng đại diện, cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Theo điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt, quận Đống Đa nằm hoàn toàn trong vùng hạn chế phát triển.

- Về vị trí địa lý

Quận Đống Đa là quận ở trung tâm thành phố. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, phía Tây giáp quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân.

Quận Đống Đa có địa hình thấp, phần lớn là đất nông nghiệp đô thị hoá thường bị ngập úng. Nhiều khu dân cư tập trung. Sông Tô Lịch chảy theo đường viền địa giới quận rồi tách thành 2 sông Sét và sông Lừ. Nhiều hồ trong quận đang bị thu hẹp do san lấp.

Quận có 56 đường phố, điểm đầu là quốc lộ 6, đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đường vành đai I và II. Quận có các khu công nghiệp đan xen với các trung tâm văn hoá, khoa học, dịch vụ...

Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.

- Về lịch sử hình thành

Quận Đống Đa trước đây vốn là vùng đất Đống Đa thuộc khu phía Tây của huyện Thọ Xương cũ, tỉnh Hà Nội.

Từ năm 1954 - 1961, đây là Khu Văn Miếu và Ô Chợ Dừa. Năm 1961, khu Đống Đa bao gồm các khu vực sau: Khu phố Đống Đa cũ; Các khối từ 2 đến 14, từ 15 đến 20, từ 22 đến 25 của khu phố Ba Đình cũ; Khu Bệnh viện Bạch Mai của khu phố Bạch Mai cũ; Khu Công nghiệp Thượng Đình; Xã Phương Liên (quận 7 ngoại thành); Các thôn Khương Trung, Khương Thượng (thuộc xã Tam Khương, quận 7 ngoại thành); Các thôn Thái Hà, Thịnh Quang (thuộc xã Thái Thịnh, quận 6 ngoại thành); các thôn Thịnh Hào, Hoàng Cầu (thuộc xã Thống Nhất, quận 6 ngoại thành) và Xóm Chùa của thôn Láng Hạ (thuộc xã Trung Thành, quận 6 ngoại thành).

Từ năm 1981, khu Đống Đa chính thức gọi là quận Đống Đa với 24 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ, Nguyễn Trãi, Phương Liệt, Thượng Đình, Thanh Xuân.

Ngày 13/10/1982, theo Quyết định số 173 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận Đống Đa thành lập thêm 2 phường: Phường Thanh Xuân Bắc gồm diện tích và nhân khẩu của thôn Phùng Khoang (xã Trung Văn), thôn Cự Chính (xã Nhân Chính) thuộc huyện Từ Liêm và thôn Triều Khúc (xã Tân Triều) thuộc huyện Thanh Trì; Phường Kim Giang gồm diện tích và nhân khẩu của thôn Kim Giang, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì và đoạn đường ven sông Tô Lịch (từ phường Thượng Đình tới Đại Kim). Như vậy, Sau khi điều chỉnh, quận Đống Đa có 26 phường.

Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74 - CP của Chính phủ, điều chỉnh toàn bộ diện tích và nhân khẩu của các phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; một phần diện tích và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa về quận Thanh Xuân quản lý.

Phường Nguyễn Trãi còn lại được đổi tên là phường Ngã Tư Sở. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Đống Đa còn 21 phường.

- Về Kinh tế

Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỷ đồng. Riêng năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hàng nghìn tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện, kinh doanh khác.

Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Năm 2016, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738 doanh nghiệp hoạt động); đến đầu tháng 3/2016, có 13.164 doanh nghiệp (trong đó có 9.419 doanh nghiệp hoạt động).

Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…

Theo đánh giá, tình hình kinh tế của quận luôn ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Năm 2009, tổng thu ngân sách Nhà nước của quận ước đạt hàng nghìn tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2016); giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hàng nghìn tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện. Quận đã chi đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình hàng trăm tỷ đồng với một số dự án trọng điểm như khởi công tu bổ tôn tạo di tích Chùa Bộc, nhà ở di dân 11 tầng phường Láng Thượng, cống hoá mương và xây dựng tuyến đường từ cống Chẹm và nhiều công trình khác.

- Về văn hoá - Xã hội

Về lao động việc làm: Mỗi năm, quận tạo việc làm cho khoảng 8000 - 8500 lao động. Năm 2016, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm 669 hộ, tổng vốn cho vay đạt hàng chục tỷ đồng; cho vay hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn 3000 hộ; tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.300 người đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 người có công việc ổn định.

Về giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo của quận có bước phát triển mạnh, chất lượng dạy và học được nâng cao. Những năm gần đây, ngành giáo dục Đống Đa rất quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Hiện nay, quận Đống Đa có 100% các trường mầm non, tiểu học, Trung học sơ sở kết nối mạng Internet, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia.

- Về định hướng phát triển

Theo quy hoạch chi tiết quận Đống Đa đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, quận sẽ tập trung vào một số vấn đề như:

+ Quận sẽ mở rộng và phát triển các công trình công cộng trực thuộc trung ương và thành phố, bố trí chủ yếu ở các khu vực trung tâm như Ngã Tư

Sở, ngã tư Thái Hà và các trục đường chính như Tây Sơn - Tôn Đức Thắng, La Thành, Giải Phóng. Các trung tâm công cộng trong địa bàn quận được bố trí trên dọc trục đường phố hướng chính tâm. Khu vực Ô Chợ Dừa sẽ được tổ chức thành trung tâm hành chính của quận. Các di tích trong khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ được tôn tạo để trở thành trung tâm văn hoá mang tầm cỡ quốc gia. Khu vực Ngã Tư Sở sẽ được phát triển thành trung tâm thương mại lớn của thủ đô.

Cùng với các công trình công cộng khác, hệ thống chợ cũng sẽ được phân cấp và phân loại theo quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới chợ trong toàn thành phố.

+ Hệ thống bệnh viện của quận phải được cải tạo, nâng cấp. Cần đầu tư tăng số giường của bệnh viện châm cứu từ 350 lên 400 giường.

+ Về mặt giáo dục, quận quy hoạch và định hướng phát triển theo chỉ tiêu, cụ thể là: Ngành mầm non: Đến năm 2020 sẽ có 17.850 cháu (70 cháu/1.000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 4,9m2/cháu, tổng diện tích đất là 86.859 m2.

Ngành tiểu học: Đến năm 2020 sẽ có 25.500 cháu (100 cháu/1.000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 5,6 m2/cháu, tổng diện tích đất là 142.389 m2. Ngành trung học cơ sở: Đến năm 2020 sẽ có 25.500 cháu (100 cháu/1.000 dân), chỉ tiêu đất là 139.487 m2. Ngành phổ thông trung học: Đến năm 2020 sẽ có 6.375 cháu (25 cháu/1.000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 6,7 m2/cháu, tổng diện tích đất là 42.923 m2. Ngoài ra, trong quận còn có 38.763 m2 đất dành cho các trường trẻ em đặc biệt, ngành giáo dục thường xuyên và trường dạy nghề.

+ Trên cơ sở định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội, quận Đống Đa sẽ không dành đất xây dựng thêm khu công nghiệp mới. Các xí nghiệp công nghiệp cũ giữ lại phải có các biện pháp chỉnh trang, cải tạo để tránh ô nhiễm môi trường. Đất đai dùng cho sản xuất ở các điểm phân tán cần được nghiên cứu sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển sản xuất trên địa bàn quận. Một số cơ sở hiện có trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường như ở các Công ty Cao su Hà Nội, Bột giặt Thái Hà, y cụ, hoá dược, thuỷ tinh, thảm len... cần chuyển ra khu công nghiệp tập trung (được bố trí chỉ định của quy hoạch tổng thể thành phố) để xây dựng các trường học và các khu chức năng khác như bãi đỗ xe và trồng cây xanh. + Đối với khu dân cư, quận sẽ thực hiện chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư hiện có; quy hoạch lại một số khu vực có mật độ xây dựng và mật độ dân số quá cao để ngăn chặn tình hình các khu phố phát triển tự phát. Mặt khác, quận Đống Đa cũng sẽ tiến hành giải toả toàn bộ các khu vực nhà nằm trong khu cây xanh, công viên, hành lang bảo vệ các di tích văn hoá - lịch sử...

+ Xây dựng hệ thống công viên cây xanh, sân bãi phục vụ nhu cầu thể dục thể thao

+ Quy hoạch giao thông: Tập trung xác định các tuyến đường có quy mô nhỏ và trung bình (đường cấp phân khu vực trở xuống) nhằm giảm khối lượng giải phóng mặt bằng và nâng cao mật độ giao thông trên địa bàn quận. Tuyến đường sắt hiện có dọc theo đường Giải Phóng - Lê Duẩn dự kiến được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn, nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị khác dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh (tuyến Hà Nội - Hoà Lạc) và đường Yên Lãng - Hào Nam - Cát Linh - Ga Hà Nội (tuyến Hà Nội - Hà Đông). Xây dựng thêm các bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu của người dân.

Với những kế hoạch quy hoạch trên, quận Đống Đa hi vọng sẽ góp phần chỉnh trang đô thị và xây dựng một thành phố Thủ đô phát triển về kinh tế nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần ngày càng nâng cao mức sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)