Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất tại quận Đống Đa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

- Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất ở TP Thanh Hóa

2.2.5. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất tại quận Đống Đa,

pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, đất đai có nguồn gốc rất phức tạp; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; việc quản lý đất đai được thực hiện trong cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, người sử dụng đất được trao nhiều quyền, trong khi QSDĐ là hàng hóa đặc biệt cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, trong khi chúng ta còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm rõ cơ sở khoa học, lý luận còn hạn chế.

Thứ hai, pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành nhiều nhưng còn thiếu đồng bộ, có mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa pháp luật đất đai với các pháp luật khác. Việc phân cấp thẩm quyền trong quản lý đất đai chưa đi đôi với qui định cơ chế bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương; mặt khác chưa phù hợp với năng lực thực hiện pháp luật của địa phương. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn thiếu và chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Thứ ba, quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai chưa đủ rõ dẫn đến công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn nhiều hạn chế; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Thứ tư, chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, không ổn định, còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lượng giải quyết chưa cao đối với một số trường hợp khiếu kiện của công dân dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào...

2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và thực hiện các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng chưa

nghiêm; việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai (trong đó có có các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất) còn chưa được chú trọng, kém hiệu quả; việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đó việc chỉ đạo xây dựng, thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong việc thi hành pháp luật chưa đầy đủ, kịp thời; một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý đất đai còn yếu kém về năng lực, phẩm chất, còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và bất bình trong nhân dân; việc thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi sai phạm trong quản lý đất đai chưa kịp thời; ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận nhân dân còn hạn chế.

Thứ hai, công tác thanh tra chưa được tổ chức thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Việc xử lý sau thanh tra của các cấp các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động thanh tra, cụ thể: tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xuyên và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm; chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người sử dụngđất còn hạn chế. Nhiều người dân không khiếu kiện ra tòa mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước đề nghị xem xét giải quyết; các cơ quan này khi nhận được đơn lại tiếp tục xử lý, chuyển đơn không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc giải quyết khiếu kiện về đất đai kéo dài, không dứt điểm.

Thứ tư, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tốcáo, tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính, chưa thường

xuyên tham vấn cộng đồng, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Thứ năm, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý đất đai còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất của đối tượng có sai phạm đất đai còn gặp nhiều khó khăn...

Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa được kiện toàn củng cố, cán bộ còn yếu về năng lực. Lực lượng cán bộ thanh tra tài nguyên và môi trường còn quá thiếu, các cuộc thanh tra chủ yếu do Thanh tra Sở tiến hành, cấp huyện chưa đủ cán bộ thanh tra để thực hiện do vậy phạm vi, mức độ cũng như số lượng, chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đi vào làm rõ các vấn đề có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận Đống Đa như các điều kiện về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội, tác giả cũng đánh giá các tác động đó đến quá trình đền bù thu hồi đất.

Bên cạnh đó trong chương 2 này, tác giả đi sâu vào làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất như đi làm rõ thực trạng tổ chức cán bộ, thực trạng và kết quả thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Từ việc đánh giá thực trạng đó tác giả còn làm rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất và tác giả còn chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế đó.

Từ những kết quả mà tác giả đã làm rõ ở chương 2 sẽ làm tiền đề để tác giả đưa ra những dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)