Điều kiện đảm bảo về pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Chất lượng của hệ thống pháp luật liên quan đến thu hồi đất là một trong những điều kiện quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi đất bao gồm: Hiến pháp

1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Hiến pháp 2013 có hiệu lực pháp luật 1/1/2014; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp quy hướng dẫn một số quy định về thu hồi đất của Luật Đất đai năm 2003 như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cũng như một số thông tư liên tịch và các văn bản của chính quyền địa phương quy định về vấn đề thu hồi đất... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện việc thu hồi đất. Nhưng để thực hiện pháp luật về vấn đề này có hiệu quả thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên đây cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

- Tính hợp hiến của văn bản: thể hiện ở chỗ các văn bản quy phạm pháp luật nói chung không chỉ phù hợp với các quy định của Hiến pháp mà còn phải phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp.

Bên cạnh yêu cầu tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuân thủ yêu cầu về thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Nguyên tắc này tồn tại song song với nguyên tắc: văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Tính toàn diện, đồng bộ: thể hiện ở chỗ từng quy định pháp luật có cấu trúc chặt chẽ, mỗi chế định pháp luật có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh; thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết để khi văn bản luật có hiệu lực thì có thể tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Tránh

trường hợp luật chờ nghị định. Thực tế đã chứng minh, nhiều văn bản luật chưa thể đi vào cuộc sống vì chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn.

- Tính thống nhất: được thể hiện các văn bản do cùng một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với nhau; văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Tính thống nhất còn phải được thể hiện trong cùng một văn bản - nghĩa là thống nhất giữa các nội dung trong cùng văn bản, thống nhất giữa nội dung

với hình thức của văn bản.

- Sự phù hợp của pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng.

- Sự tương thích của pháp luật với các công cụ điều chỉnh xã hội khác. Ngoài ra, chất lượng của hệ thống pháp luật tốt còn phải đáp ứng yêu cầu về thể thức, kỹ thuật trình bày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)