Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 85 - 87)

- Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất ở TP Thanh Hóa

3.1.2. Nội dung thực hiện

Trên cơ sở phân tích ở trên căn cứ vào tình hình tình thực thế của Thành phố Hà Nội và của Quận Đống Đa, tác giả xin đưa ra một số phương hướng thực hiện pháp luật về bồi thường thu hồi đất như sau:

- Việc ấn định chỉ 3 thiết chế có thẩm quyền quyết định các dự án được phép thu hồi đất theo hướng đề cao vai trò của các cơ quan dân cử là Quốc hội (ở TW) và HĐND (ở địa phương) tạo nên một cơ chế hữu hiệu với mục tiêu hạn chế tính lạm quyền và tùy tiện của các cơ quan quản lý trong việc quyết định thu hồi đất - một trong những vấn đề bất cập hiện nay. Luật Đất

đai 2013 quán triệt tinh thần của Hiến pháp 2013 với việc khẳng định: Nhà nước với vai trò là đại diện sở hữu toàn dân, có quyền triển khai các dự án nhằm các mục tiêu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc lựa chọn, quyết định các dự án, đặc biệt là các dự án có kèm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải được xem xét kỹ càng, thận trọng. Các dự án kéo theo việc thu hồi đất phải là các trường hợp “thật cần thiết”, có thể xem như không thể không thực hiện nếu muốn đạt được mục đích. Mục đích hướng tới của các dự án này cũng phải phù hợp với hoàn cảnh khách quan của hiện tại và hướng tới sự phát

triển bền vững, lâu dài cho tương lai. Việc khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan đồng thời sẽ giảm thiểu các vụ việc khiếu nại liên quan đến thu hồi đất. Việc thắt chặt, thu hẹp các trường hợp cho phép thu hồi đất cũng dẫn tới hệ quả tích cực đối với các cơ quan giải quyết khiếu nại theo nghĩa các cơ quan này có thể dễ dàng nhận định, làm rõ các sai phạm đối với căn cứ, lý lẽ được đưa ra khi thực hiện việc thu hồi đất.

- Cơ chế giải quyết sau thu hồi đất thực sự đã có những đổi mới quan trọng, giá đất bồi thường được điều chỉnh sao cho sát với giá thị trường nhằm

đảm bảo quyền lợi về kinh tế của người dân bị thu hồi đất. Thực tế cho thấy giá đất là một trong những vấn đề lớn dễ làm phát sinh khiếu nại trong thu hồi đất thời gian qua. Một khi pháp luật có sự điều chỉnh theo hướng hạn chế tối đa những thiệt thòi về kinh tế của người sử dụng đất khi xảy ra thu hồi thì khiếu nại về bồi thương có thể sẽ có những chuyển biến tích cực. Không chỉ giải quyết bài toán về kinh tế, Luật Đất đai 2013 thể hiện tinh thần sâu sát với các vấn đề xã hội đặt ra đối với người dân bị thu hồi đất. Các giải pháp hỗ trợ mang tính đồng bộ cao, từ ổn định nhà ở, sản xuất, chuyển đổi, tìm kiếm việc làm…đem tới cho người sử dụng đất niềm tin rằng lợi ích sau thu hồi chí ít cũng bằng với lợi ích mà họ có trước khi xảy ra thu hồi. Việc phát huy tính công khai, minh bạch, mở rộng dân chủ thông qua đối thoại giữa chủ thể thu hồi và chủ thể bị thu hồi là một bước đi tích cực mà nhờ đó người sử dụng đất có cơ hội được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Các vướng mắc giữa hai bên cũng có điều kiện được tháo gỡ, giải quyết và nhờ đó có thể giảm bớt số lượng các vụ việc khiếu nại liên quan tới thu hồi đất.

- Tiếp thục đẩy mạnh xây dựng, đô thị hóa trên địa bàn Thủ đô nói chung và địa bàn Đống Đa nói riêng, nhiều dự án nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội, đầu tư cơ bản và hạ tầng phát triển, kéo theo đó là sự phức tạp trong viên thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa

bàn sẽ có những biến động nhất định. Đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật về bồi thường cũng có những sự biến động cho phù hợp với sự phát triển chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)