Kinh nghiệm tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 47 - 49)

Thái Lan phát triển mô hình KCN, KCX từ năm 1970. Mô hình KCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KC N, KCX và các khu dịch vụ.

Các KCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc thông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan-Board of Investment (BOI); hoặc thành viên của Hiệp hội KCN Thái Lan - Thailand Industrial Estates Association (TIEA); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh

với IEAT. Do vậy, phương thức đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng đa dạng. Nhà đầu tư thứ cấp mua đất có thời hạn hoặc thuê đất trong KCN đã phát triển hạ tầng.

Chính sách quản lý nhà nước các KCN nhất quán, có sự phân cấp cho các vùng và địa phương. Các phương án quy hoạch KCN được thực thi bằng các chính sách ưu đãi khác nhau theo từng vùng. Khi đầu tư vào các KCN Thái Lan, các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa. Các ưu đãi về tài chính được xác định theo vùng ưu đãi đầu tư. Các KCN của Thái Lan được chia thành 3 vùng: vùng 1 bao gồm Băng cốc và 5 tỉnh lân cận; vùng II bao gồm 12 tỉnh tiếp theo và vùng III bao gồm 58 tỉnh còn lại. các ưu đãi tài chính được tập trung nhiều nhất cho vùng III. Vùng III là vùng ưu đãi nhất. Đồng thời, Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ưu đãi đầu tư. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào Vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II hoặc vùng III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm cao su, ceramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ,... phải đặt ở vùng II hoặc vùng III; ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật; nước uống coca, đường ăn, sản phẩm may mặc thông thường, lưới đánh cá,... phải đặt ở vùng III. Nhìn chung, các ngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp được quy hoạch xa Bangkok và 5 tỉnh lân cận. Đây cũng là kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng trong việc thu hút đầu tư theo quy hoạch và bố trí các KCN.

Thái Lan quan tâm ngay từ đầu việc cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản có lợi cho các KCN, nhất là ở các thành phố mới; phân phối lại thu nhập cùng với các điều kiện vật chất khác; vấn đề ô nhiễm môi trường trong các KCN được xử lý một cách có hệ thống và đồng bộ, hạn chế thành lập các KCN tại các khu trung tâm du lịch; người lao động làm việc trong các KCN

được đào tạo liên tục và ngày càng nâng cao tay nghề; các công nghệ được tập trung vào một số KCN là điều kiện cho sự chuyển giao khoa học công nghệ giữa các nhà công nghiệp. Đặc biệt, Thái Lan quy hoạch đồng bộ từ vùng công nghiệp, quy hoạch tổng thể KCN, quy hoạch không gian KCN. Phát triển KCN luôn luôn có hệ thống hạ tầng xã hội khép kín bảo đảm cho ăn, ở, sinh hoạt của người lao động. Thủ tục quản lý đơn giản thuận tiện cho các nhà đầu tư. Có bộ máy xúc tiến chương trình phát triển đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật để hình thành các trung tâm công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)