Về tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 71 - 88)

quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi

*Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp Quảng Ngãi

KCN là một thực thể kinh tế phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ cho hoạt động CN như ngân hàng, đào tạo, tư vấn...Do đó, quản lý nhà nước các KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nước, từ các cơ quan hoạch định luật pháp, chế độ, chính sách, đến các cơ quan thực thi pháp luật, chế độ, chính sách và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Có thể thấy, KCN chịu sự chi phối của hầu hết các bộ luật, chịu sự quản lý các bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng không phải đối tượng xem xét của mục này. Ở đây, chúng tôi chủ yếu xem xét bộ máy quản lý nhà nước các KCN theo nghĩa hẹp, tức quản lý trực tiếp của các cơ quan đã được phân cấp theo chế độ của Nhà nước ta hiện nay. Theo giác độ này, các cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước các KCN bao gồm:

- Chính phủ là cơ quan thể chế hoá những chủ chương chính sách về phát triển KCN như qui hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, ưu đãi cho các DN đầu tư vào KCN; ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các DN trong KCN.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, và trong một số trường hợp được Chính phủ uỷ quyền cho quản lý trực tiếp một số nội dung, trong lĩnh vực quản lý và phát triển các KCN. Theo Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước các KCN về các nội dung sau: Soạn thảo trình Chính phủ các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh trong KCN; thẩm định và trình Chính phủ cấp phép các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ; giám sát thực hiện luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp trong KCN; thẩm định quy hoạch và trình chính phủ phê duyệt quy hoạch KCN của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- UBND cấp tỉnh/thành phố, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với KCN, quản lý tài nguyên môi trường, quản lý và phát triển đô thị, quản lý đất đai, lao động, thương mại, xuất- nhập khẩu, có trách nhiệm hướng dẫn hoặc uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với KCN.

- Ban quản lý các KCN: thực hiện uỷ quyền của Bộ kế hoạch và Đầu tư và uỷ quyền của UBND tỉnh/thành phố trong việc quản lý trực tiếp KCN về các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoạt động theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và các yêu cầu đầu tư phát triển KCN.

Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam

-Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp: -Quan hệ phối hợp của các cơ quan:

Bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN Quảng Ngãi được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương thông qua cơ chế phân cấp uỷ quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN.

Các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương: Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương tham gia vào quá trình quản lý nhà nước đối với KCN thông qua các công cụ quản lý chủ yếu như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ đối với Ban quản lý các KCN;

- Các cơ quan quản lý nhà nước địa phương:

UBND tỉnh Quảng Ngãi, là cơ quan chủ quản của Ban Quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các KCN trên địa bàn; Sở KH&ĐT tỉnh, là cơ quan phối hợp thực hiện việc hình thành và phát triển các KCN tỉnh; BQL các KCN Quảng Ngãi là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước các KCN, có nhiệm vụ báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình: Hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý nhà nước các KCN về UBND TP, BQL các KCN Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan.

Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 830/TTg ngày 07/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước các KCN , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi được xác định theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP (chương 5) ngày 14/03/2008 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của Ủy ban nhân

dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, như sau:

+ Chức năng: Ban quản lý là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”; vận động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với những dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; Cấp chứng chỉ quy hoạch, Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong KCN. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN theo uỷ quyền của Bộ Xây dựng.

- Kiểm tra việc xây dựng các KCN theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; phối hợp với Sở Xây dựng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trong KCN.

- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý với cơ quan có thẩm quyền các trường hợp không thực hiện đúng Dự án hoặc quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

- Xây dựng điều lệ KCN trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để trình UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ KCN.

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các Ngành liên quan thẩm định trình UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các KCN (nhóm B,C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền.

- Kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và phối hợp với các cơ quan QLNN trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành

luật của các doanh nghiệp KCN , doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN. - Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN.

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các KCN.

- Xây dựng kế hoạch vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN trình UBND Thành phố phê duyệt và thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp trên địa bàn trình tỉnh Quảng Ngãi.

- Báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình hoạt động, xây dựng, đầu tư, phát triển và quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định.

Thực hiện quản lý nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp hoặc Khu chế xuất.

Bộ máy tổ chức của Ban gồm có: 1 Trưởng ban có, 3 Phó Trưởng ban và 06 phòng ban chuyên môn.

Tuy nhiên, thực hiện Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Dung Quất và Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi; Ngày 12/12/2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi. Theo đó, chức năng quản lý Nhà nước của Ban Quản lý mới đối với KCN Quảng Ngãi vẫn giữ nguyên và cơ cấu tổ chức được tổ chức lại theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03 tháng 09 năm 2015, cụ thể gồm có: 1 Trưởng ban có, 3 Phó Trưởng ban và 06 phòng ban chuyên môn.

Ban quản lý các KKT Dung Quất và KCN Quảng Ngãi là cơ quan quản lý trực tiếp KKT Dung Quất, KCN Vsip và các KCN, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền và là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền. Các Bộ, Ngành trung ương tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các vấn đề thuộc ngành và ủy quyền cho Ban quản lý trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của KKT, KCN Vsip và các KCN. Về cơ bản, cơ chế “ủy quyền”, “phân quyền” đã phát huy tác động tích cực, Ban quản lý các đã được trao nhiều quyền hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước các KCN, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư nên đã tạo được niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

*Về công tác vận động, xúc tiến và thu hút cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tính đến hết 31/12/2016, các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút được 99 dự án với tổng số vốn đăng ký là 6.877 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 15 nghìn lao động địa phương, hằng năm đóng góp vào ngân ách tỉnh khoảng 1.200 tỷ đồng. Bên cạnh việc tiến hành cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp thì hoạt động quản lý sau đầu tư cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thời gian qua, Ban Quản lý đã thực hiện khá tốt vai trò quản lý về đầu tư, công tác hậu kiểm các dự án sau cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đã tiến hành đôn đốc, rà soát các dự án ngừng hoạt động SXKD, dự án chưa xây dựng, dự án đang thực hiện đầu tư và chậm tiến độ để theo dõi. Đến nay đã rà soát, kiểm tra tiến độ đầu tư trên 90 dự án và theo thống kê giai đoạn 2011-2016, Ban Quản lý đã thu hồi 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng, đã mời gọi đầu tư lấp đầy vị trí đã thu hồi.

Bảng 2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi tính đến 31/12/2017

TT TÊN KCN

Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tổng vốn thực hiện (triệu USD) Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) Tổng vốn thực hiện (tỷ đồng) 2 Quảng Phú 1 7,05 7,5 51 3.852 3.766 2 Tịnh Phong 6 59,43 33 40 1.584 1.350 3 Phổ Phong 0 2 232 77 4 Đồng Dinh 0 5 Phổ Khánh 0 Tổng số 7 66,48 40,5 93 5.668 5.193

Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng

Đến 31/12/2017, các KCN Quảng Ngãi đã thu hút được 07 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 66,48 triệu USD.

Nhìn chung, đến nay các dự án đăng ký đầu tư vào các KCN cơ bản triển khai đúng nội dung đăng ký đầu tư. Tiến độ và tỷ lệ giải ngân các dự án FDI trong các KCN Quảng Ngãi đạt tỷ lệ rất cao khoảng 62%. Tuy nhiên tỷ lệ các dự án gia công, lắp ráp còn nhiều, số lượng dự án có trình độ công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số dự án đầu tư vào KCN.

Như vậy mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển nhất là nguồn vốn FDI của các KCN Quảng Ngãi đạt được như kỳ vọng. Sự có mặt của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN Quảng Ngãi đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nhiều ngành kinh tế, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng về xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả khu vực. Mặt khác, sự phát triển của các KCN Quảng Ngãi đã có tác động lan tỏa và ảnh hưởng tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Quảng Ngãi, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bên cạnh những thành tựu trên, UBND tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường hỗ trợ và xúc tiến đầu tư như:

- Xây dựng và ban hành kế hoạch hoạt động xúc tiến đầu tư và dịch vụ thông tin doanh nghiệp qua các giai đoạn.

- Tăng cường tuyên truyền quảng bá, giới thiệu và cưng cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi.

- Định kỳ, Ban Quản lý thường xuyên tổ chức hội nghị giao ban công tác xúc tiến đầu tư và dịch vụ - thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp;

- Ban Quản lý cũng thường xuyên tham gia các hoạt động về thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Tài chính Tiền tệ, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp tại các KCN tỉnh Quảng Ngãi;

- Với mục đích nâng cao trình độ cho cán bộ, Ban Quản lý cũng đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn ngày về kỹ năng xúc tiến đầu tư giải quyết tranh chấp về thương mại - đầu tư quốc tế, pháp luật và thực thi các cam kết của WTO và ASEAN, công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu

- Trong thời gian vừa qua, Ban Quản lý đã chủ trì tổ chức thực hiện tiếp đón, tiếp xúc với các nhà đầu tư để hỗ trợ tư vấn cho các nhà đầu tư tìm kiếm, lựa chọn cơ hội mở rộng dự án đầu tư và hình thành dự án đầu tư trong đó có hơn 19 lượt nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Pháp,...

- Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư: Căn cứ trên những quy hoạch đã được phê duyệt. Các doanh nghiệp đầu tư mới hoặc đầu tư thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 71 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)