Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 88 - 90)

Như vậy, có thể nói, sau gần 20 năm thành lập, hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi đã không ngừng được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng rõ đầu mối và thực quyền hơn, việc phân cấp quản lý nhà nước bước đầu đã có sự thay đổi về chất nên đã hỗ trợ tích cực cho quá trình hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp KCN trên địa bàn. Về cơ bản, cơ chế “phân cấp”, “ủy quyền” đã phát huy tác động tích cực, Ban

hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước các KCN, góp phần nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư nên đã lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của nước ta.

- Về tính phù hợp, khả thi của chiến lược, quy hoạch kế hoạch quản lý nhà nước các KCN

Ban Quản lý coi trọng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch quản lý nhà nước các KCN. Ban Quản lý đã xác định phát triển KCN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp cũng như phát triển nông thôn. Việc quy hoạch và xây dựng các KCN đã tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng của các hộ sản xuất, các DN đối với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh. Khó khăn lớn nhất là mặt bằng sản xuất cũng dần từng bước được giải quyết với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các địa phương. Các hộ sản xuất đã tích cực chủ động đầu tư phát triển ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất.

Ban Quản lý đã chủ động điều chỉnh quy hoạch cục bộ, chi tiết một số KCN nhằm phù hợp với công năng trong quá trình phát triển của KCN; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tham gia giải quyết chồng lấn KCN, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; tham gia công tác quy hoạch các KCN, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, từ đó tạo điều kiện để các KCN hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu hút đầu tư. Đặc biệt là việc xử lý nước thải trong KCN là một yếu tố rất quan trọng, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và gây ra khiếu kiện của người dân.

- Về hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách biện pháp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp

Bộ máy quản lý nhà nước Ban Quản lý đã tập trung chỉ đạo nhằm phát huy hiệu quả những KCN đang hoạt động, đồng thời xây dựng mới một số khu phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, đảm bảo sự đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cư xung quanh KCN, người lao động trong KCN.

- Về thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư:

Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với một số dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ban Quản lý đã thực hiện có hiệu quả thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc xem xét thẩm tra nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc áp dụng đồng thời các thủ tục nêu trên đã giúp cắt giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính do nhà đầu tư không phải tiến hành lần lượt từng thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất như quy định trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)