*Vị trí các Khu công nghiệp Quảng Ngãi:
- Khu công nghiệp Tịnh Phong được thành lập năm 1997, nằm trên tuyến quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 7 km về phía Bắc, cách Khu kinh tế Dung Quất và sân bay Chu Lai khoảng 20 Km về phía Nam, có nguồn điện lưới Quốc gia, với diện tích quy hoạch 140,72 ha. Hạ tầng KCN Tịnh Phong được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương, đến nay cơ bản được đồng bộ. Đây là KCN tập trung thu hút các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, đồ gỗ xuất khẩu, điện tử, da giày, dệt may, vật liệu tổng hợp…Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; các dịch vụ chế tạo, sửa chữa, lắp ráp thiết bị thi công, hàng gia dụng; sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác, từng bước thay thế hàng nhập khẩu.
- Khu công nghiệp Quảng Phú được thành lập năm 1999, nằm ở phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, cạnh Ga đường sắt Quảng Ngãi, cách đường quốc lộ 1A 02 km về phía Tây, cách Khu kinh tế Dung Quất và sân bay Chu Lai khoảng 30 km về phía Nam, có nguồn điện lưới Quốc gia, với diện tích quy hoạch 92,14 ha. Hạ tầng KCN Quảng Phú được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương, đến nay cơ bản được đồng bộ. Ngành nghề ưu tiên phát triển là công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất bao bì, thuỷ sản, sản xuất dầu ăn, Bia – rượu, nước giải khát, đường, bánh kẹo, các loại sản phẩm sau đường, đồ gỗ xuất khẩu….
- KCN Phổ Phong được thành lập năm 2010 với quy mô diện tích là 157,38 ha, hiện trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi đang đầu tư xây dựng một số hạ tầng thiết yếu. Đây là KCN tập trung ưu tiên thu hút các dự án sử
dụng nguồn nguyên liệu địa phương như chế biến nông, lâm, thủy sản, các ngành công nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm môi trường.
- KCN Đồng Dinh được Chính phủ phê duyệt năm 2015 với quy mô diện tích khoảng 150ha trên cư ở một số nhà máy đã có sẵn cụm công nghiệp Đồng Dinh. Hiện Ban Quản lý đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Đây là KCN tập trung ưu tiên thu hút các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương như chế biến nông, lâm sản, các ngành công nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm môi trường như may mặc….
- KCN Phổ Khánh: Nằm trong quy hoạch các KCN đã được Chính phủ phê duyệt, Hiện Ban Quản lý đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Đây là KCN tập trung ưu tiên thu hút các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương như chế biến nông, lâm, thủy sản, các ngành công nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm môi trường như may mặc….
* Tiềm năng, lợi thế Các Khu công nghiệp Quảng Ngãi:
- Lợi thế về vị trí địa lý là điều kiện cho sự phát triển ổn định và chiến lược: có cảng biển nước sâu đa chức năng, gần sân bay quốc tế Chu Lai và sân bay Đà Nẵng, liền kề quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, có Quốc lộ 24 nối với Tây Nguyên và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, là một trong 5 tuyến đường ngang Đông - Tây của hệ thống đường xuyên Á qua Việt Nam (Dung Quất - Ngọc Hồi - Pakse - U don), có đô thi mới được quy hoạch phát triển là thành phố công nghiệp - dịch vụ, phát triển theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại, văn minh. Đồng thời có chiều dài bờ biến trên 50 km hướng ra biển đông với nhiều tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ ... Như vậy, các KCN có lợi thế về vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong giao lưu kinh tế trong nước và thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy lẫn đường hàng không.
- Lợi thế về sự hình thành và tác động của các ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng của nền kinh tế: các KCN Quảng Ngãi được xác định là vệ
tinh của KTT Dung Quất, lĩnh vực ưu tiên phát triển là các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ...
- Lợi thế về điều kiện hạ tầng: được Nhà nước quan tâm đầu tư đồng bộ như giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, các công trình tiện ích xã hội cùng với một số dự án về các ngành kinh tế khác đã được triển khai trước khi có quyết định thành lập các KCN. Đó là điều kiện và động lực tác động thúc đẩy sự phát triển nhanh trong thời kỳ tới.