Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 66 - 71)

nhà nước các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

Nhận thức vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN trong việc phát huy hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương khác trong việc phát triển KCN, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển các KCN năm 2010 đến năm 2020 trên địa bàn. Quy hoạch phát triển KCN Quảng Ngãi dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp và nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bước đầu tạo được bước đi phù hợp với khả năng của tỉnh về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ. Chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra 02 nội dung chính về quy hoạch mạng lưới các KCN và sản phẩm công nghiệp của thành phố cụ thế như sau:

*Về mạng lưới các Khu công nghiệp chiến lược:

không phù hợp với quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

- Phía Bắc là KCN Tịnh Phong, diện tích khoảng 120ha: ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ôtô, công nghiệp vật liệu mới, vật liệu xây dựng, dệt may.

- Phía Nam gồm KNC Phổ Phong, Phổ Khánh, diện tích khoảng 300 ha: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương…, chế biến nông, lâm, thủy sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các huyện phía nam tỉnh Quảng Ngãi, phát triển công nghiệp hỗ trợ (dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô ..

- Phía Tây là KCN Đồng Dinh, diện tích khoảng 130ha: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương…, chế biến nông, lâm nghiệp với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các huyện phía tây tỉnh Quảng Ngãi chủ lực, công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, dệt may…

- Trong thành phố: KCN Quảng phú: diện tích khoảng 92 ha, ưu tiên phát triển công nghiệp thực phẩm

Bảng 2.1. Danh mục ngành nghề theo chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Ngãi

TT Ngành Chiếm tỷ trọng

2015 2020 2030

1 Điện tử - công nghệ thông tin 10,86% 11,85% 15,53%

2 Cơ khí 44,55% 49,22% 52,00%

3 Hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm 8,31% 7,19% 4,74% 4 Chế biến nông sản, thực phẩm và

5 Dệt may, da giày 5,90% 4,34% 1,99% 6 Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất 6,58% 5,70% 3,77% Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng

*Về quy hoạch

Cho đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện tương đối tốt công tác quy hoạch và phối hợp hợp xây dựng quy hoạch, điển hình là:

- Thông qua chương trình Quy hoạch ngành: Quy hoạch tổng thể phát triển KCN ttỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng các báo cáo định kỳ và đột xuất liên quan đến quy hoạch KCN theo chỉ đạo của Chính phủ; Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN theo Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp làm việc với đơn vị kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; tham gia công tác quy hoạch các KCN trong Đề án phát triển công nghiệp;

- Tiến hành kiểm tra và hướng dẫn doanh nghiệp trong các KCN hoàn thiện các thủ tục đảm bảo công tác quản lý về quy hoạch và xây dựng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng của các doanh nghiệp thứ phát đầu tư xây đựng lại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Quy hoạch phân bố các KCN công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi hiện nay chủ yếu bám theo các trục quốc lộ trọng yếu như:

Dọc theo quốc lộ 1 có KCN Tịnh Phong và Phổ Khánh, nằm ở phía Tây có KCN Phổ Phong giáp với quốc lộ 24, KCN Đồng Dinh, KCN Quảng Phú gần hệ thống ga xe lửa, ở đây có các cảng nước sâu Dung Quất thuận tiện cho các phương tiện vận tải thuỷ hoạt động, cách cảng Đà Nẵng không xa. Về

đường hàng không, KCN chỉ cách sân bay Chu Lai khoảng 30km. Với mạng lưới giao thông này, việc cung ứng nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hoá xuất khẩu rất tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc phân bố và quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự hợp lý, một số KCN điển hình như:

KCN Quảng Phú nằm trong thành phố quy hoạch KCN này thiếu sự đồng bộ, hàng rào KCN không tách rời khỏi khu dân cư mà vẫn bị lẫn với đường đi lại của dân cư xung quanh. Hoạt động của KCN ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân cư, nhất là vấn đề ô nhiễ môi trường.

Khu công nghiệp Tịnh Phong khi xây dựng quy hoạch không tính hết đến các yếu tố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường nên đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường KCN và dân cư vùng lân cận.

Khu công nghiệp Phổ Phong, do không huy động được nguồn vốn đầu tư hạ tầng KCN nên hiện tại hệ thống hạ tầng bên trong KCN chưa được đầu tư, gây khó khăn cho một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào KCN này.

Về quy hoạch bố trí ngành nghề, đến nay chưa có KCN nào được xây dựng theo mô hình KCN chuyên ngành (máy móc, điện tử) đồng bộ, hiện đại. Ưu điểm của KCN chuyên ngành là các công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các sản phẩm có thể cung cấp trao đổi với nhau.

*Về chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư vào các Khu công nghiệp

Ngoài việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và triển khai các quy định, chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Ngãi còn căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, cũng đã có một số cơ chế đặc thù nhằm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư vào các KCN trên địa bàn, cụ thể hóa và ban hành thêm các cơ chế ưu đãi cả về hành chính, tài chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng

ngoài hàng rào KCN thông qua việc ban hành các Quyết định, Qui chế cho từng trường hợp cụ thể như:

- Ban hành các văn bản quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ban hành điều lệ KCN. Quy định và hướng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của các KCN Quảng Ngãi

- Xây dựng và áp dụng một số biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, bao gồm: (1) Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp một phần tiền thuê đất; (3) Hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong KCN bao gồm hỗ trợ việc đền bù giải phóng mặt bằng... để giảm giá cho thuê lại đất có hạ tầng; (4) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; (5) Hỗ trợ chi phí quảng cáo, tiếp thị, vận động xúc tiến đầu tư; (6) Hỗ trợ các doanh nghiệp di dời vào KCN để chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường....

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 16/2012/QĐ- UBND ngày 29 tháng 6 năm 2012 ban hành Điều lệ KCN Tịnh Phong và KCN Quảng Phú. Điều lệ này được xây dựng trên căn cứ pháp lý:

+ Luật đầu tư ngày 29/11/2005, áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam; Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006; Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006;

+ Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005;

+ Luật đất đai số 13/2003/QH11; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 28/1/2006 hướng dãn thi hành một số điều của luật đất đai;

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 14/12/2008

+ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

+ Quyết định số 830/TTg ngày 07/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi;

+ Công văn số 7902-BKH/KCN ngày 08/12/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp;

+ Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi

Những văn bản trên làm nhiều quy định trong Điều lệ nhưng đã trở thành lạc hậu, trái với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc có những hành vi mới phát sinh mà Điều lệ chưa bao quát, điều chỉnh được.

Các thủ tục hành chính cắt giảm, đơn giản hóa và được công bố công khai tại trụ sở các cơ quan liên quan đến hoạt động của KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Từ năm 2004, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện triệt để cơ chế "một cửa, tại chỗ" với việc quy định công khai giải quyết các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài, đã tạo ra bước đột phá về sự thông thoáng trong thủ tục đầu tư, tốc độ đầu tư tăng nhiều lần so với thời gian trướ c đó. Đến năm 2015, tỉnh đã rà soát và quy định công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận bao gồm các lĩnh vực: đầu tư, lao động, tài nguyên môi trường, xuất nhập khẩu...., giải quyết và tất cả các thủ tục này đều được giải quyết theo cơ chế “một cửa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)