Chính phủ
Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đưa ra 10 định hướng lớn xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó có định hướng phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT và nêu rõ: “Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Không lấy đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp mới. Đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh... cho lao động các khu công nghiệp. Đến năm 2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải.”
Thu hút đầu tư có chọn lọc, có định hướng theo ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương; Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; chú trọng tính liên kết ngành trong phát triển KCN, KCX, KKT; Xúc tiến đầu tư vào KCN, KCX, KKT theo trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các đối tác tiềm năng; Xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX, KKT đúng tiến độ, theo quy hoạch được duyệt và đảm bảo hiệu quả sử dụng đất; Đa dạng hóa các hình thức huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN,
kiên quyết xử lý các dự án trong KCN, KCX, KKT hoạt động kém hiệu quả; Đánh giá và kịp thời có biện pháp giải quyết các vướng mắc về sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách ưu đãi đầu tư đối với KCN, KCX, KKT; Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong các KCN, KCX, KKT.
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển các Khu công nghiệp Quảng Ngãi * Quan điểm phát triển
- Thứ nhất, Hình thành và phát triển các KCN Quảng Ngãi phải được đặt trong tổng thể phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi, trong tầm nhìn tác động và gắn kết với sự phát triển của cả Tây Nguyên và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước, với các nước láng giềng phía Tây (Campuchia - Lào - Thái Lan).
- Thứ hai, Phát triển các KCN Quảng Ngãi trên quan điểm mở rộng và hội nhập thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của quốc gia. Bên cạnh đó, cần mở rộng, quy hoạch các khu công nghiệp tại một số địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn.
- Thứ ba, Tập trung xây dựng cơ sở vật chất toàn diện, đồng bộ và có tính bền vững cao; xây dựng đô thị mới hiện đại, văn minh theo những bước đi thích hợp. Mạnh dạn áp dụng các cơ chế chính sách thí điểm và năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng.
- Thứ tư, Phát triển các KCN Quảng Ngãi phải đảm bảo hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.
Cơ chế chính sách được áp dụng tại các KCN Quảng Ngãi phải thực sự ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư và hiệu quả xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
* Định hướng phát triển các Khu công nghiệp Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
Định hướng phát triển các KCN đã được đề cập trong các Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ lấn thứ 18 (Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 24/6/2011 của Tỉnh ủy; Đề án phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi) và các Nghị quyết chuyên đề phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Chủ trương phát triển các KCN bền vững và theo chiều sâu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 18: “Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư các ngành nghề theo định hướng, kịp thời mở rộng và phát triển một số khu, cụm công nghiệp làng nghề khi có đủ điều kiện, khuyến khích mở rộng quy mô, chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu thu hút đầu tư tại các KCN giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 1.600 tỷ đồng; đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy tại KCN Phổ Phong đạt 100% diện tích”.
3.1.3. Các chỉ tiêu thực hiện
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn thách thức. Theo chỉ đạo tại Chỉ thị 22/CT- TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 07/CT-UBND
ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 6,5-7%/năm.
Dự báo các yếu tố xã hội thực tế tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sự tác động khách quan của nền kinh tế, các KCN Quảng Ngãi định hướng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
- GTSX công nghiệp: tăng bình quân 6,5%/năm - Kim ngạch xuất khẩu: tăng bình quân 7%/năm - Tổng vốn thu hút đầu tư dự kiến: 1.600 tỷ đồng. - Giải quyết việc làm mới cho: 3.000 lao động.
- Quy hoạch KCN Đồng Dinh, KCN Phổ Khánh và khảo sát vị trí dọc theo tuyến đường Dung Quất - Sa Huỳnh để quy hoạch KCN.
- KCN Quảng Phú: Trong giai đoạn 2016-2020 chỉ duy trì và bảo dưỡng thường xuyên công trình hạ tầng bằng nguồn vốn tự có và vốn huy động của doanh nghiệp, đảm bảo mỹ quan hạ tầng KCN; 100% công trình hạ tầng hoạt động đồng bộ, đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hàng năm, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí để duy tu bảo dưỡng hạ tầng KCN thông qua đầu mối là Ban Quản lý các KCN Quảng ngãi – cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN tỉnh.
- KCN Tịnh Phong: Mục tiêu đến trước năm 2018, sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 100% theo quy hoạch; duy trì và bảo dưỡng thường xuyên công trình hạ tầng bằng nguồn vốn tự có và vốn huy động của doanh nghiệp, đảm bảo mỹ quan hạ tầng KCN; 100% công trình hạ tầng hoạt động đồng bộ, đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hàng năm, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí để duy tu bảo dưỡng hạ tầng KCN, thông qua đầu mối là Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi – cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN tỉnh. Đến năm 2020, xây
dựng hoàn thành khu hành chính, dịch vụ khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
- KCN Phổ Phong: Đến cuối năm 2018, đền bù, giải phóng mặt bằng đạt 50% diện tích đất trong KCN; Xây dựng một số các tuyến đường, một số các công trình hạ tầng thiết yếu.
Đến năm 2019, đền bù, giải phóng mặt bằng đạt 100% diện tích đất trong KCN; Xây dựng hoàn thiện tuyến đường vành đai bao quanh KCN và một số tuyến đường nhánh theo quy hoạch.
Đến cuối năm 2020, xây dựng hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch và xây dựng công trình dịch vụ khác.
3.1.4. Dự báo nhu cầu và nguồn vốn đầu tư cho các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
*Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật các Khu công nghiệp
Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của các KCN Quảng Ngãi đến năm 2010 khoảng 900 tỷ đồng, trong đó:
-Khu công nghiệp Quảng Phú và Khu công nghiệp Tịnh Phong Năm 2016, hoàn thành xây dựng 100% cơ sở hạ tầng theo quy hoạch KCN Quảng Phú; trong năm 2018, hoàn thành xây dựng 100% cơ sở hạ tầng theo quy hoạch KCN Tịnh Phong; duy trì và bảo dưỡng thường xuyên công trình hạ tầng bằng nguồn vốn tự có và vốn huy động của doanh nghiệp, đảm bảo bộ mặt hạ tầng KCN luôn sạch, đẹp và văn minh; 100% công trình hạ tầng luôn luôn hoạt động tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần hàng năm (nếu có) thông qua đầu mối kế hoạch là Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi - cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN.
Đến năm 2020, xây dựng hoàn thành khu hành chính, dịch vụ khu công nghiệp.
Nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng còn lại của KCN Tịnh Phong, Quảng Phú trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 250 tỷ đồng (trong phạm vi 140,7 ha).
-KCN Phổ Phong
Hết năm 2018, Đền bù, GPMB 50% diện tích đất trong KCN. Đến năm 2019, Đền bù, GPMB 100% diện tích đất trong KCN.
Đến năm 2020, Xây dựng hoàn thành một số hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch và xây dựng công trình dịch vụ khác.
- KCN Đồng Dinh
Đến năm 2019, Đền bù, GPMB 50% diện tích đất trong KCN.
Đến năm 2020, Đền bù, GPMB 100% diện tích đất trong KCN. Xây dựng hoàn thành một số hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch và xây dựng công trình dịch vụ khác.
Tổng vốn đầu tư hạ tầng KCN Đồng Dinh cho giai đoạn 2016-2020 khoảng 350 tỷ đồng.
(Nguồn: Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi) * Nguồn vốn đầu tư
Để thực hiện được các mục tiêu và có thể huy động vốn từ các nguồn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
* Các dự án ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020
Đến nay, KCN Quảng Phú đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Vì vậy, giai đoạn 2015-2020, phấn đấu thu hút 20 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 1.500 tỷ đồng, chủ yếu thu hút các dự án vào KCN Tịnh Phong và Phổ Phong nhằm khai thác lợi thế của địa phương và góp phần phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh
3.1.5. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Theo Đề án phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, trong những năm tới, Quảng Ngãi sẽ tập trung phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung.
Quy hoạch các KCN phải đảm bảo đồng bộ giữa cải tạo đầu tư chiều sâu các KCN hiện có với lấp đầy các KCN đang và sẽ xây dựng. Phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải được xem xét trong sự phối hợp, gắn kết với việc phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có. Giải quyết hợp lý mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo vừa phát triển mới, vừa phục vụ việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội thành và khu vực dân cư. Ưu tiên xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời của các cơ sở sản xuất có khả năng ô nhiễm từ khu vực đông dân cư. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển KCN cho phù hợp nhu cầu thực tế theo hướng: (i) nâng cao chất lượng lập quy hoạch, không phát triển tràn lan theo phong trào; (ii) chú trọng lựa chọn quy hoạch các KCN tại các vị trí thuận lợi thu hút đầu tư, gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động, có điều kiện xử lý và bảo vệ môi trường; (iii) hạn chế ở mức thấp nhất sử dụng đất trồng lúa, đất vùng trồng cây nguyên liệu có hiệu quả cho ngành công nghiệp chế biến...
Quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đòi hỏi phải xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh nhằm
khuyến khích phát triển các KCN đồng bộ, thu hút các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu vào đầu tư trong các KCN trên địa bàn.
Quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các KCN; cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm, nâng cao tỷ lệ lấp đầy trong các KCN.
Quản lý Nhà nước đối với các KCN nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Hình thành cơ sở, căn cứ cho việc hoạch định phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quản lý Nhà nước đối với các KCN của tỉnh đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ ... để phát triển mạnh công nghiệp của tỉnh, gắn sản xuất với thị trường, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quy hoạch phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là một bộ phận trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
chất là sự kết hợp giữa quy hoạch phát triển ngành gắn với vùng lãnh thổ. Do vậy, quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nước để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch nhằm triệt để khai thác lợi thế của tỉnh Quảng Ngãi và tránh lãng phí tài nguyên đất, đầu tư không hiệu quả, trùng lắp... cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 theo hướng phát triển KCN phải gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển công nghiệp, chiến lược CNH, HĐH tỉnh Quảng Ngãi cũng như của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
*Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành
Để công tác quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi có