Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 55 - 60)

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong quản lý nhà về đầu tư vào các KCN của một số nước, vùng lãnh thổ Châu Á và một số địa phương của Việt Nam, có thể rút ra các bài học sau cho tỉnh Quảng Ngãi như sau:

Một là, sớm quy hoạch, tạo điều kiện phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH, HĐH kinh tế địa phương. Kinh nghiệm các nước và các địa phương cho thấy, để thúc đẩy KCN phát triển, chính quyền nhà nước và các địa phương cần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, nhất là thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển KCN, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ.

Địa phương nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nước, quy hoạch công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các KCN ở địa phương.

Hai là, kinh nghiệm các nước và các địa phương chỉ cho tỉnh Quảng Ngãi thấy rằng, trong việc tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.

- Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm trong việc đầu tư vào các KCN.

- Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước .

- Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các DN vi phạm pháp luật.

- Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN. Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.

- Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nước trong các KCN.

Ba là, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc quản lý nhà nước về đầu tư đối với các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện sau:

- Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích DN hoạt động theo nguyên tắc thương mại thích hợp.

- Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

- Thực thi một số biện pháp khuyến khích ưu đãi cho các DN hoạt động trong KCN, nhất là thuế.

- Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh.

- Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung tâm đô thị và CN có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế.

- Được các ngành khác hỗ trợ.

Bốn là, quá trình quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường trong nước. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến KCN không thể vượt rào ra ngoài các quy định chung của Chính phủ, nhưng có thể vận dụng linh hoạt để tăng sức hấp dẫn thu hút mạnh nhưng nhà đầu tư chiến lược theo đúng những ngành sản xuất, kinh doanh mà quy hoạch chung của tỉnh yêu cầu.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề sau: Đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về KCN, vai trò của KCN đối với nền kinh tế. Đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN. Từ đó luận án đã chỉ rõ mục tiêu của Quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN, bao gồm 6 mục tiêu chính: Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển công nghiệp; Sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả; Sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả; Bảo vệ môi trường sinh thái; Nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ; Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Luận văn chỉ ra tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN bao gồm: Tính phù hợp; Tính hiệu lực; Tính khả thi; Tính hiệu quả.

Luận văn đã phân tích rõ nội dung của quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN theo quy trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN; Thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN; Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN; Luận văn cũng đưa ra các công cụ tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp

Luận văn đã giới thiệu khái quát về quản lý nhà nước tại một số nước, vùng lãnh thổ châu Á, như: Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, đây là các nước có chế độ chính trị, điều kiện tự nhiên khác nhau và đều có các KCN phát triển mạnh, đa dạng các loại hình. Ngoài ra luận văn cũng đã giới thiệu sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đầu tư tại các địa phương của Việt Nam, như:

Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương. Từ đó rút ra bào học có thể áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)