Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư vào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 90 - 97)

vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi

* Những hạn chế

- Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự phù hợp

Từ việc xác định quy hoạch tổng thể, đến việc hình thành các KCN Quảng Ngãi đã phần nào phản ánh sự bất hợp lý giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, chưa tính đến tác động lan tỏa khi KCN hoạt động. Việc bố trí địa điểm xây dựng KCN chú trọng nhiều đến việc lựa chọn vị trí thuận lợi như cạnh các tuyến quốc lộ, ga

tàu lửa, gần trục lộ giao thông chính tuy nhiên không tính hết đến khả năng phát triển của đô thị trong tương lai. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị dài hạn với quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp. Vì thế nên khi đô thị mở rộng, KCN Quảng Phú đã nằm trong phạm vi nội đô, ngay sát khu dân cư tập trung và không phù hợp với chủ trương xây dựng KCN là để di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô và xa khu dân cư tập trung. Việc phân bố và quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự hợp lý, KCN Quảng Phú thực chất trước đây là một cụm các nhà máy được quy hoạch lại thành KCN do vậy quy hoạch KCN này thiếu sự đồng bộ, hàng rào KCN không tách rời khỏi khu dân cư mà vẫn bị lẫn với đường đi lại của dân cư xung quanh.

Mặt khác, phát triển KCN không đồng bộ với việc đảm bảo các điều kiện cho KCN hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp bao gồm hệ thống giao thông ngoài hàng rào KCN, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải...và chưa coi trọng phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội, nhất là xây dựng khu dân cư, nhà ở cho công nhân, trạm y tế, khu vui chơi giải trí do vậy đã gây ra tình trạng quá tải cho khu vực xung quanh nơi đặt KCN.

Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước... luôn phụ thuộc vào quy hoạch phát triển của địa phương nên luôn chậm hơn so với tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KCN. Do vậy đây cũng là nguyên nhân làm hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào chưa đồng bộ. Hiện tại, các KCN còn lại chưa tiến hành cung cấp các dịch vụ văn hoá - xã hội và xây dựng khu nhà ở tập trung cho cán bộ, công nhân KCN thuê.

KCN chưa thực sự hiệu quả, công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để, hiệu lực chưa cao.

Mặc dù thời gian qua công tác quản lý nhà nước đối với các KCN Quảng Ngãi đã có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động quản lý cần được khắc phục, cụ thể:

Tỉnh Quảng Ngãi đã có quy chế về quản lý hoạt động KCN trên địa bàn, nhưng việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp trong các KCN còn bị chồng chéo với chức năng của một số Sở, Ngành khác của tỉnh... nên hiệu quả, hiệu lực của Ban quản lý đối với họat động đầu tư vào các KCN chưa cao. Mặt khác, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý chưa đi đôi với nhau nên một số hoạt động quản lý và hoạch định chính sách phát triển KCN chưa rõ được đầu mối chủ trì và các cơ quan phối hợp, vì thế vẫn còn hiện tượng: chưa thực hiện đầy đủ việc phân cấp hoặc có phân cấp nhưng lại đặt ra các quy định khác làm vô hiệu thẩm quyền của Ban quản lý.

Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật đối với KCN vẫn chưa đồng bộ, chưa đủ cụ thể để có thể áp dụng được ngay khi vấn đề phát sinh. Một số văn bản luật đã ban hành nhưng lại thiếu các nghị định, thông tư hướng dẫn, nên luật đã có mà vẫn không thể thực hiện được, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Việc triển khai thực hiện quy hoạch cũng như công tác quản lý quy hoạch còn lỏng lẻo, một số khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng vẫn còn những điểm vi phạm như vi phạm về mật độ xây dựng, vi phạm hành lang qui hoạch bao quanh khu công nghiệp hoặc vi phạm khoảng lùi phòng cháy chữa cháy. Hiện nay, việc lập quy hoạch và thực thi quy hoạch đang là khâu yếu nhất trong hệ thống chính sách đối với việc phát

triển các KCN cả nước nói chung, các KCN tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế quản lý và chế tài xử phạt đối với các vi phạm tại các KCN như công tác thanh tra kiểm tra, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và quản lý xây dựng theo quy hoạch... còn nhiều bất cập, dẫn đến việc các doanh nghiệp chấp hành các quy định của Nhà nước chưa nghiêm vì Ban quản lý chưa có chức năng thanh tra và xử lý vi phạm. Sự phối hợp giữa Ban quản lý với các cơ quan liên quan và các địa phương trong kiểm tra xử phạt đối với các vi phạm chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, giải quyết không triệt để.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính tuy đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa thật sự đồng bộ, việc giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa tốt.

Cơ chế “một cửa, tại chỗ” tuy đã được quan tâm và thực hiện công khai đầy đủ các thủ tục hành chính nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa bộ phận “một cửa” với các phòng chức năng của Ban quản lý.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển các KCN Quảng Ngãi chưa thực sự dựa trên những phân tích, đánh giá đúng đắn về thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước trong từng thời kỳ, chưa tuân thủ các quy luật khách quan trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nên chưa khai thác được lợi thế so sánh của Quảng Ngãi với các địa phương khác;

Các cấp chính quyền chưa có sự quan tâm thấu đáo, ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, định hướng quy hoạch thiếu yếu tố xã hội; tốc độ gia tăng của lao động nhất là lao động di cư tăng nhanh, đột biến.. ..do vậy đã tạo

nên sự không đồng bộ trong việc phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, thậm chí sự phát triển hạ tầng xã hội còn mang tính tự phát và không có quy hoạch rõ ràng;

Tầm nhìn không gian đô thị của các nhà hoạch định quy hoạch của tỉnh Quảng Ngãi trước đây chưa toàn diện, công tác dự báo phát triển của tỉnh đã không lường được tốc độ phát triển đô thị của tỉnh dẫn đến một hệ quả là đến nay KCN Quảng Phú nằm lọt trong nội đô;

Tỉnh Quảng Ngãi chưa có chính sách cụ thể nhằm thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn đầu tư vào KCN nhằm năng cao hiệu quả kinh tế của KCN và đảm bảo tính bền vững;

UBND tỉnh Quảng Ngãi chưa có chính sách điều tiết hoạt động của công ty đầu tư kinh doanh dịch vụ hạ tầng. Do vậy, công ty này chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời của họ chưa ít quan tâm tới hiệu quả kinh tế-xã hội của địa phương nơi đặt KCN nói riêng và của tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Công tác GPMB chưa triệt để, cương quyết. Năng lực của một số chủ đầu tư phát triển hạ tầng còn yếu và thiếu kinh nghiệm;

Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư còn mang tính hình thức, hiệu quả các đoàn ra nước ngoài để xúc tiến đầu tư là chưa cao, chủ yếu vẫn là hình thức đi thăm quan, học tập kinh nghiệm là chủ yếu còn hoạt động quảng bá các KCN Quảng Ngãi ra thế giới còn dừng ở mức độ khiêm tốn. Các trang Website đăng tải giới thiệu thông tin để về các KCN còn nghèo nàn

Các quy định tại pháp luật chuyên ngành chưa có sự thống nhất với quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, cụ thể trong lĩnh vực quản lý xây dựng, môi trường tại KCN, KKT đưa ra thêm điều kiện về năng lực và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KCN, KKT để có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Ban Quản lý gặp khó khăn trong việc đề nghị ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, như chưa được phân cấp, ủy quyền trong thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường, cấp giấy phép lao động cho người lao động ở nước ngoài tại các KCN, KKT. Do đó, chưa thực sự tạo được điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính, cũng như khó khăn cho công tác quản lý, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Ban Quản lý KCN, KKT không được giao thực hiện chức năng thanh tra như các cơ quan chuyên ngành, nên hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không cao, nhiều trường hợp phát hiện vi phạm của các doanh nghiệp trong KCN, KKT nhưng không có chế tài xử phạt.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau:

Luận văn đã trình bày thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi theo quy trình quản lý bao gồm: Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý; Về tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý; Về thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; Về thực tiễn công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động;

Dựa trên các số liệu thống kê khảo sát, tác giả đã chỉ rõ thực trạng quản lý nhà nước đối về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi; đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi theo hệ thống các tiêu chí quản lý bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững của quản lý nhà nước.

Ngoài các thành tựu đạt được như công tác Phân cấp, ủy quyền, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa tại chỗ”. Luận văn đã đưa ra các điểm yếu của công tác quản lý nhà nước các KCN Quảng Ngãi bao gồm: Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự hợp lý; Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả, công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để.

Luận văn đã đánh giá điểm mạnh điểm yếu của quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi, từ đó chỉ ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan của các điểm yếu làm cơ sở đề xuất các giải pháp của luận văn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)