Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

Trên con đường thiên lý Bắc - Nam, Quảng Trạch nằm giữa dãy Hoành Sơn và Sông Gianh lịch sử, là địa bàn chiến lược trọng yếu, là đầu mối giao lưu kinh tế phía Bắc của tỉnh Quảng Bình qua nhiều thời kỳ. “Quảng Trạch có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, từ thời Hùng Vương thuộc bộ Việt Thường. Cùng với sự phát triển đầy biến động của lịch sử nước nhà, Quảng Trạch đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau, năm Minh Mạng thứ 18, vùng đất này được đặt tên là Phủ Quảng Trạch, gồm có 5 tổng và 93 làng, tên gọi này tồn tại đến tháng 8 năm 1945. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Quảng Trạch được chia làm 8 xã” [3,tr.10]. Năm 2014 Quảng Trạch chia tách để thành lập Thị xã Ba Đồn, cùng với sự phát triển, đổi thay của đất nước, qua các chặng đường lịch sử, hiện nay Quảng Trạch có 18 xã, bộ máy chính quyền các xã hoàn chỉnh, quy cũ đang điều hành công việc của từng địa phương.

Là huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, nằm giữa dãy Hoành Sơn, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp thị xã Ba Đồn, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá và phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có diện tích tự nhiên 44.788 ha, tổng dân số năm 2018 là 107.842 người, mật độ dân số 240,8 người/km2. Quảng Trạch là huyện đồng bằng nhưng vẫn có cả rừng và biển, nhiều nơi rừng chạy sát bờ biển.

Bản đồ 2.1. BẢn đồ hành chính huyện Quảng Trạch

[Nguồn: Trung tâm Thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường,Quảng Bình]

Hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường củng cố, xây dựng. Đến nay hạ tầng giao thông 18 xã, xe ô tô về tận trung tâm xã. Tỷ lệ đường cứng hóa chiếm gần 70%. Hệ thống điện nông thôn được nâng cấp gần 100% hộ dân có điện chiếu sáng. Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng được mở rộng, hàng hoá, vật tư phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bên cạnh phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội cũng được huyện quan tâm và đầu tư phát triển.

Hiện tại Quảng Trạch còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, vì vậy Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Quảng Trạch mong muốn, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư vào Quảng Trạch trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, chế biến nông sản xuất khẩu, phát triển dịch vụ du lịch, ngành

nghề, hệ thống giáo dục các cấp, y tế, thực hiện các chương trình nhân đạo đối với các đối tượng chính sách và người tàn tật.

Quảng Trạch có vị trí khá thuận lợi cho giao thông, buôn bán và đi lại, có sức thu hút vốn đầu tư cũng như khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển nông - lâm - nghư nghiệp, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp theo hướng áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)