Tiềm năng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 51)

2.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Tài nguyên biển đảo: Quảng Trạch phía Đông là biển với chiều dài bờ biển 24,4 km, dọc theo các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân với các bãi biển đặc sắc cùng những đồi cát trắng, những rừng phi lao ven biển, những bãi tắm đẹp, bãi cát bằng phẳng, nước sạch và không khí trong lành, mang tính hoang sơ, có sức chứa tới hàng vạn khách du lịch nghĩ dưỡng và tắm biển, có giá trị để phát triển thành các khu nghĩ dưỡng biển cao cấp, khu du lịch sinh thái ven biển. Tiêu biểu là bãi biển Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Xuân... Cùng với những bãi biển đẹp, Quảng Trạch còn thuận tiện du lịch về đường sông khi có hai con sông lớn chảy qua: Sông Roòn và Sông Gianh. Có vịnh nước sâu Hòn La với nhiều đảo quả như Hòn Nồm, Hòn Chùa, Hòn Cọ, Đảo Yến, Đảo Chim và bãi san hô trắng rộng hàng nghìn hecta, có nhiều giá trị cao đối với phát triển du lịch.

- Tài nguyên rừng: Với tổng diện tích rừng khoảng 8.500 ha với trữ lượng khoảng 648.000m3 gỗ, trong đó có khoảng 3.000ha rừng tái sinh hơn 10 năm đã tạo nên một khu rừng tái sinh rộng lớn, có thảm thực vaath phong phú, nhiều động vật hoang dã đa dạng, được bảo tồn đang tái sinh nhanh chóng. Đặc điểm rừng tự nhiên Quảng Trạch là rừng nhiệt đới, có đa dạng

sinh học với các loại động vật quý hiếm và sinh cảnh tự nhiên đẹp của khu vực nhiệt đới.

- Tài nguyên về hệ sinh thái: Quảng Trạch có sự đa dạng về hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái rừng núi, hệ sinh thái biển... Điều đó đem lại cho huyện nhiều khu vực có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý. Đặc biệt là vùng biển Quảng Đông, nơi có bãi san hô trãi dài, tập trung nhiều động, thực vật phong phú, phù hợp làm điểm du lịch lặn, ngắm bãi san hô và hệ sinh vật dưới biển hấp dẫn khách du lịch.

- Tài nguyên du lịch nước khoáng: Quảng Trạch với địa thế rừng núi, có nhiều sông ngòi, nên được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng có giá trị bao gồm nguồn nước nóng khe nước Sốt xã Quảng Lưu, Nguồn nước khoáng Sai xã Quảng Thạch, Nguồn Tam Cấp xã Quảng Kim...

2.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn - Các di tích lịch sử - văn hóa:

Với vị trí địa lý đặc biệt, nơi giao thoa của hai nền văn hóa Đại Việt - Chăm Pa, dân cư Quảng Trạch có nền văn hóa đa sắc diện, mang tính đặc trưng riêng. Ở đây có sự hiện diện của hai tôn giáo, tín ngưỡng chủ yếu đó là Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Theo thống kê hiện nay, Quảng Trạch có 20 di tích đang được quy hoạch. Trong số này, đến năm 2019 có 03 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp Quốc gia, 09 di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh, còn lại đang được khảo sát, xây dựng hồ sơ để xác định mức độ của từng di tích. Di tích ở Quảng Trạch khá phong phú, hội đủ cả 4 loại hình di tích: di tích lịch sử; di tích khảo cổ; di tích kiến trúc, nghệ thuật; di tích danh thắng. Các di tích điển hình như:

+ Di tích danh thắng: Hòn La, Đảo Yến, Bậc Tam Cấp, Suối Sai, Làng Chiến đấu – Làng Bích họa Cảnh Dương...

+ Di tích khảo cổ học: Cồn Nền là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử về người Chăm Pa cổ.

+ Di tích kiến trúc, nghệ thuật: Đình Lộc Điền; Đình Đông Dương; Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Đình Vịnh Sơn…

+ Di tích lịch sử: Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Khu lăng mộ Danh nhân văn hóa -nhà thơ Nguyễn Hàm Ninh, Làng chiến đấu Cảnh Dương; Chiến khu Trung Thuần; các trọng điểm di tích khác trên đất Quảng Trạch…

- Các lễ hội dân gian: Là vùng đất giao thoa , hội tụ của nhiều luồng văn hóa, Quảng Trạch ngày nay hội đủ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ với hơn 12 lễ hội, lễ hoặc hội . Mỗi lễ hội đều lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội như : Lễ hội đua thuyền truyền thống (xã Cảnh Dương), Hội vật ( xã Quảng Xuân), Lễ hội Khai Quang (xã Cảnh Hóa), Đình làng Lộc Điền (xã Quảng Thanh), Lễ hội Giỗ Mẫu Thánh mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông), Lễ hội Rằm tháng Giêng (xã Quảng Phương), Thành Hoàng làng Nam Lãnh (xã Quảng Phú)... và đặc biệt có Lễ hội Cầu Ngư (xã Cảnh Dương) vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019.

Bên cạnh đó Quảng Trạch vẫn còn lưu giữ những làn điệu dân ca như hát Kiều Quảng Kim, hò chèo cạn Cảnh Dương. Một trong những giá trị văn hóa truyền thống có giá trị lớn nhất và độc đáo nhất đối với du lịch Quảng Trạch là ca trù Đông Dương (xã Quảng Phương)– một loại hình nghệ thuật của Việt Nam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

- Làng Nghề truyền thống: bên cạnh những di tích, lễ hội; Quảng Trạch có những làng nghề nổi tiếng , hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong lịch sử như các làng nghề chế biến hải sản: Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Xuân. Sản xuất mặt hàng truyền thống mây tre

đan ở Quảng Phương; làm nón Quảng Xuân; chế biến bún, bánh đa Tân An xã Quảng Thanh và một số đặc sản quê hương như chắt chắt, lươn đùm, bánh xèo, bánh đúc, rượu riềng... Đối với du lịch, những làng nghề là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị cao, có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch.

- Làng Bích họa Cảnh Dương: Với vị trí là xã nằm trồi ven biển, trên tuyến đường Quốc lộ 1A, đời sống nhân dân chủ yếu lao động gắn với biển, là địa phương có tốc độ phát triển và thu nhập của người dân cao. Xã Cảnh Dương với truyền thống là Làng chiến đấu, làng cách mạng, đến nay vẫn lưu giữ nhiều dấu tích của thời cách mạng chống Pháp, chống Mỹ và đặc biệt năm 2016, xã Cảnh Dương được đầu tư phát triển thành Làng Bích Họa trong Chương trình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình với nhiều tuyến đường được họa tiết, bộ trưng bày xương cá ông, cá bà được ghi nhận lớn nhất nước Việt Nam. Trong những năm vừa qua, làng Bích Họa Cảnh Dương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

- Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Vũng Chùa – Đảo Yến (xã Quảng Đông) làm nơi yên nghĩ. Để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn sâu sắc những đóng góp lớn lao mà Đại tướng đã làm, cống hiến cho quê hương Việt Nam; hàng năm du khách trong nước và Quốc tế đến tưởng nhớ. Năm 2018 có hơn 920.000 lượt khách đến thăm (theo thống kê của Đồn Biên phòng Hòn La). Có thể nói đối với huyện Quảng Trạch được vinh dự to lớn và là nguồn phát triển thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến viếng thăm.

- Đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh: Với sự tích tại Hầm Đèo Ngang trước đây Thánh mẫu Liễu Hạnh từng xuống trần và sinh sống tại vùng đất này, vẫn còn lại ngôi Đền được thờ cúng tại xã Quảng Đông. Theo tín ngưỡng tâm linh thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh là 1 trong 4 vị thần tứ bất tử của văn hóa Việt Nam

nên được nhân dân tín ngưỡng, thờ phụng. Đến nay Đền Thánh Mẫu đã được trùng tu, nâng cấp đáp ứng nhu cầu viếng hương của du khách. Năm 2018 có hơn 300.000 lượt du khách viếng thăm (Theo thống kê của Ban Quản lý di tích Đền Thánh Mẫu).

- Suối Tam Cấp: Nằm trên địa phận xã Quảng Kim, vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ của núi rừng, đặc biệt có con suối trong mát chảy từ trên thượng nguồn xuống có hình bậc thang với chiều dài lý tưởng, là nơi thu hút du khách nghĩ ngơi, thư giản, tìm về cội nguồn. Năm 2018, có hơn 60.000 lượt du khách tới tham quan (theo thống kê của UBND xã Quảng Kim).

2.1.3.3. Tài nguyên du lịch phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)