Nhóm giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 99)

về du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2019 – 2025, huyện Quảng Trạch cần phải hoàn thiện, sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, từ huyện đến xã; đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện về bộ máy tổ chức, thể chế và thủ tục. Tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Một là,đổi mới tổ chức bộ máy QLNN ở huyện gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN về du lịch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan.

+ Hệ thống cơ quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ huyện cho đến xã, Thôn, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách

nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch như: quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch,… Theo đó, cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý hoạt động du lịch phù hợp cho các phòng, ban, ngành, đơn vị ở huyện và cấp xã theo vị trí của các khu, điểm, tuyến du lịch.

+ Thành lập các ban quản lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực quản lý ngành bằng các nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh, huyện và nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế nếu có. Đổi mới tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở huyện Quảng Trạch phải tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch.

+ Chính quyền huyện phải tích cực chỉ đạo tiếp đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan như: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong QLNN về du lịch: tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác QLNN về du lịch.

+ Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thành lập Hiệp hội du lịch và cho Hiệp hội du lịch của huyện làm đầu nối giữa các cá

nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

- Hai là, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Trong hoạt động du lịch, con người đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nguồn nhân lực du lịch của huyện Quảng Trạch chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý và phát triển các hoạt động du lịch, kể cả lao động trực tiếp trong ngành du lịch và cán bộ QLNN về du lịch, tỷ lệ cán bộ công chức đúng chuyên môn còn thấp, số lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ chưa nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong xu hướng hội nhập quốc tế.

Để đảm bảo sự phát triển theo chiều sâu và bền vững của ngành du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực phải được coi là một nhiệm vụ chiến lược hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phải được thực hiện bài bản từ khâu xây dựng và ban hành chính sách về tuyển dụng, sử dụng, thu hút lao động ngành du lịch; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và lao động ngành du lịch; chính sách về đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần đối với lao động ngành du lịch…. Ở đây, tác giả chỉ xin nêu ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch:

+ Đối với đội ngũ cán bộ công chức làm công tác QLNN về du lịch cần có cơ chế, chính sách cụ thể, thông thoáng, tạo điều kiện để CBCC được đi học theo đúng ngành nghề, hỗ trợ kinh phí và có một số chế độ đặc thù cho cán bộ làm du lịch tại các vùng du lịch xa xôi, hiểm trở. Tạo điều kiện nhằm thu hút nguồn nhân lực như hỗ trợ học nghề cho các em học sinh có nhu cầu làm ngành du lịch; bố trí công việc hợp lý cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn

giỏi, có trình độ, tay nghề cao; có chính sách phụ cấp ngoài tiền lương cho những người có năng lực ...

+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đội ngũ lao động tham gia các hoạt động du lịch cần khuyến khích tất cả doanh nghiệp du lịch xây dựng và phát triển hệ thống trao đổi thông tin để tiếp nhận, phản hồi mọi ý kiến đóng góp của người tiêu dùng về thái độ phục vụ của lao động du lịch để doanh nghiệp có cơ chế điều chỉnh tức thời, nhằm tăng cường sự chuyên nghiệp và tính văn minh trong phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)