Điều kiện về Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra mục tiêu tổng quát; tạo sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện về kinh tế - xã hội, với sự quyết tâm cao độ, phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh hơn và có chất lượng cao hơn; tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Năm 2018, toàn huyện có 30.274 hộ với 107.842 nhân khẩu; số hộ nông nghiệp là 16.304 hộ (52,15%), hộ phi nông nghiệp là 13. 970 hộ (47,85%), trong đó hộ ngành nghề TTCN (tiểu thủ công nghiệp) là 4.120 hộ (chiếm 29,49 % số hộ phi nông nghiệp). Trong 5 năm, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, số hộ làm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn, tư liệu sản xuất, cách làm ăn. Vì vậy khó khăn trong việc chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp.

Về nguồn lao động, năm 2018 toàn huyện có 61.150 lao động chiếm 56,7% dân số toàn huyện, lao động phi nông nghiệp chiếm 43,35%. Lao động

ngành nghề dịch vụ chiếm 27,3% lao động phi nông nghiệp. Từ năm 2014 đến năm 2018 lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 0,55%, lao động ngành nghề dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 0,8%. Điều đó phần nào phản ánh sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở huyện trong những năm qua.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXIV huyện Quảng Trạch đã từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân. Cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển dịch từng bước theo hướng giảm tỉ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ cũng được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Hoạt động dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của huyện.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động kinh tế huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 – 2018

Năm Tổng số (%)

Các ngành kinh tế Nông nghiệp

(%) Công nghiệp - Xây dựng (%) Dịch vụ (%) 2014 100 60,85 15,42 23,73

2015 100 60,31 14,89 24,80

2016 100 59,60 14,89 25,51

2017 100 58,06 15,12 26,82

2018 100 56,65 16,05 27,3

Phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong những năm qua huyện Quảng Trạch đã phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ năm 2014 đến 2018 trung bình 12,4%; thu nhập bình quân tăng mạnh, năm 2014 từ 20,2 triệu đồng/người/năm, đến năm 2018 lên 33 triệu đồng/ người/ người/ năm. Để có kết quả tích cực như vậy là nhờ vào chính sách đúng đắn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hộ cá thể trên các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)