Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 116)

- Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình

+ Tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh nghiên cứu và đề xuất ban hành những cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Quảng Trạch trong thu hút, khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

+ Xây dựng hoàn chỉnh quy chế, nội quy bảo vệ các tài nguyên ở các điểm du lịch, có phương án đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các điểm du lịch và nơi lưu trú của lữ khách. Kết hợp du lịch với giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa. Kết hợp phương thức Nhà nước-doanh nghiệp-hộ gia đình cùng tham gia đào tạo nguồn nhân lực.

+ Khảo sát, quy hoạch các tiềm nâng du lịch của huyện Quảng Trạch như khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến, Suối Tam Cấp, Đền Thánh Mẫu, Làng Bích Họa ... vào chung quy hoạch phát triển du lịch tổng thể của tỉnh. Tạo các

Tour, tuyến kết nối các điểm du lịch chính của tỉnh với Quảng Trạch.

+ Ban hành các cơ chế hỗ trợ, thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tiễn và tạo cơ chế thông thoáng để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

+ Bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỷ thuật du lịch cho huyện Quảng Trạch đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch tại huyện.

+ Thường xuyên bố trí các lớp tập huấn, đào tạo kỷ năng, nghiệp vụ quản lý du lịch cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã và đào tạo nghề cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch.

- Kiến nghị đối với huyện Quảng Trạch

+ Chính quyền huyện Quảng Trạch thực hiện kế hoạch phát triển hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và trên cơ sở cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch quốc gia và kế hoạch phát kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển du lịch. Hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường nhận thức du lịch cho các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư.

+ Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước về du lịch của các Phòng văn hóa và thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.

+ Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện để đầu tư phát triển tại các khu du lịch trọng tâm, tại các điểm có tiềm năng, thế mạnh về du lịch.

+ Cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của công tác du lịch để mọi người dân có trách nhiệm tham gia xây dựng và phát triển du lịch.

Tiểu Kết Chương 3

Đổi mới QLNN về du lịch đối với một địa bàn nghiên cứu luôn là vấn đề khó khăn, đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều bên có liên quan. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp đổi mới QLNN về du lịch ở huyện Quảng Trạch được khái quát trong chương 3. Đây là những cơ sở vững chắc, đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và tính khả thi của các giải pháp.

Trong Chương 3, căn cứ vào quan điểm và định hướng phát triển của du lịch huyện Quảng Trạch, giai đoạn 2020 - 2025, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế trong QLNN ở Chương 2, Luận văn đã đưa ra được 05 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thiện hoạt động QLNN về du lịch của huyện Quảng Trạch như sau: nhóm giải pháp tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến du lịch và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch; nhóm giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch; nhóm giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch của huyện; nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện chính sách về du lịch và nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Luận văn đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan có liên quan, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và đối với địa phương… cũng chính là tạo thêm thuận lợi và những sự hỗ trợ kịp thời cho sự

nghiệp phát triển của Du lịch Quảng Trạch ngày càng nhanh, mạnh, bền vững xứng đáng với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng của huyện.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước Trong thời gian qua, những tiềm năng du lịch của huyện Quảng Trạch đã có những ảnh hưởng tích cực, đưa du lịch của huyện phát triển một cách nhanh chóng, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, đưa kinh tế của tỉnh phát triển đi lên. Tuy nhiên, hiện tại công tại công tác QLNN để phát huy các thế mạnh tiềm năng du lịch của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Xuất phát từ lý do đó, đề tài

“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” được chọn làm Luận văn tốt nghiệp của học viên.

Luận văn tập trung nghiên cứu và đã giải quyết được các vấn đề sau đây: 1. Hệ thống hóa các kiến thức về quản lý nhà nước về du lịch. Theo đó, luận văn đã phân tích các khái niệm: khái niệm du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, vai trò của du lịch đối với sự phát triển xã hội; sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nội dung quản lý nhà nước về du lịch.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước làm tương đối tốt về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, rút ra bài học cho huyện Quảng Trạch.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2019. Từ đó rút ra những mặt tích cực, mặt hạn chế và tìm ra những nguyên nhân.

4. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Quảng Trạch hiện nay qua đó góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch của huyện, đưa ngành du lịch Quảng Trạch phát triển xứng tầm và có vị thế cao trong nước, khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với những nội dung cơ bản nhất, bức xúc nhất nhằm góp phần hoàn thiện QLNN về du lịch ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kính mong nhận được sự đóng góp chân tình của các Thầy, Cô giáo và những người quan tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, Tạp chí quản lý nhà nước, số 132.

2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình (2016), Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13/7/2016 về phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, Quảng Bình.

3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, tài liệu lưu trữ tại Tỉnh ủy Quảng Bình.

4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Trạch (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch (1954-1975), tài liệu lưu trữ tại Huyện ủy Quảng Trạch.

5. Lê Thanh Bình (2014), "Đẩy mạnh liên kết hợp tác trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí văn hóa Quảng Bình, số 1139.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cẩu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện, Hà Nội.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư số 89/2008/TT- BVHTT&DL quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng, đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn xúc tiến du lịch, Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 07/2011/TT- BVHTTDL sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTT&DL, Hà Nội.

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 88/2008/TT- BVHTT8cDL hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/NĐ-CP, Hà Nội.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 984/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Chương trình kích cầu Du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013, Hà Nội.

11. Các Mác và Angghen toàn tập, tập 23 (1993), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.

14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định số 27/2011/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, Hà Nội.

16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 16/2012/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/ND-CP quy định chi tiết thỉ hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.

18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

20. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình: Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, giai đoạn 2016 – 2020.

21. Đảng bộ huyện Quảng Trạch: Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIV, giai đoạn 2016 – 2020.

22. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

23. Phan Hòa (2012), "Du lịch Quảng Bình trước xu thế phát triển", Tạp chí du lịch Quảng Bình, số tháng 5/2012.

24. Phan Xuân Hòa (2011), “Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

25. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

26. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Kỳ (2013), "Những chuyển biến của du lịch Quảng Bình năm 2012", Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, số 1+2.

28. Giáo trình triết học Mác – Lên Nin (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Lê Thị Nga (2010), “Tiềm năng du lịch và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình’’, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam ngày 14/6/2005, Hà Nội.

32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015, Hà Nội.

33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ Môi trường, ngày 23/6/2014, Hà Nội.

34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, ngày 19/6/2017, Hà Nội.

35. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình (2014, 2015), Báo cáo tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

36. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình, Báo cáo tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020 và một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2020 -2025, Quảng Bình.

37. Sở Du lịch Quảng Bình (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

38. Tỉnh ủy Quảng Bình (2010,2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Quảng Bình.

39. Tỉnh ủy Quảng Bình (2014), Chỉ thị về phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, Quảng Bình.

40. Tổng cục Du lịch (2011), Công văn số 775/TCDL-LH về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 07/2011/TT- BVHTTDL, Hà Nội.

41. Tổng cục Du lịch (2011), Thông tư số 04/2011/TT-TCDL hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2011 của Chỉnh phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, Hà Nội.

42. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

43. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định phê duyệt tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

44. Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

45. Nguyễn Minh Tuệ-Vũ Tuấn Cảnh-Lê Thông-Phạm Xuân Hậu- Ngyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2015, Quảng Bình.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, Quảng Bình.

48. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025, Quảng Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)