Đánh giá chung về tài nguyên, tiềm năng du lịch huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 56)

là huyện thuộc tỉnh Quảng Bình hiếm có 4 di sản thế giới, gồm 1 di sản thiên nhiên và 3 di sản văn hóa. Chính ở đây là xây dựng lên tuyến du lịch “con đường di sản miền Trung” gồm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.

Bên cạnh đó, huyện Quảng Trạch có khoảng cách gần 20km so với trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình đó là quần thể du lịch hang động kỳ vĩ tại huyện Bố Trạch. Đặc biệt, Quảng Trạch còn là nơi an nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của dân tộc.

Ngoài ra, miền Trung còn là mảnh đất anh dũng, kiên cường trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử như: nhà tù Lao Bảo, đường 9A, sông Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn...

2.1.4. Đánh giá chung về tài nguyên, tiềm năng du lịch huyện Quảng Trạch Quảng Trạch

- Huyện Quảng Trạch được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho đường bờ biển dài, núi liền biển, khí hậu hài hòa, con người giản dị, hiếu khách, với mạng lưới giao thông thuận lợi. Có ranh giới phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phí nam giáp Thị xã Ba Đồn, phía tây giáp huyện Tuyên Hóa, phía đông giáp biển và cách thành phố Đồng Hới 50 km là lợi thế phát triển kinh tế xã hội nói chung và là tiền đề cho du lịch phát triển. Đặc biệt Quảng Trạch cách huyện Bố Trạch (Trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình gồm Hang Sơn Đòng, Động Phong Nha, Động Thiên Đường...) 21km, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A thuận tiện giao thông. Bên cạnh đó, năm 2013, Quảng Trạch được chọn là nơi yên nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến, được nhân dân và bạn bè quốc tế thường xuyên đến thăm viếng. Du lịch là ngành kinh tế hoạt động liên kết do đó huyện Quảng Trạch có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn khách từ Thành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch và các tỉnh Việt Nam.

- Quảng Trạch là vùng đất văn vật trong đó nổi tiếng nhiều làng như: Cảnh Dương, Quảng Phương, Quảng Xuân, Quảng Lưu, Phù Hóa… là vùng đất hiếu học, có truyền thống cách mạng, nhiều người học hành đỗ đạt, nhiều danh nhân văn hóa và anh hùng dân tộc. Nhiều di tích văn hóa - lịch sử có giá trị (trong đó có 12 di tích được xếp hạng: 3 di tích cấp Quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh) và nhiều Lễ hội có quy mô được tổ chức hàng năm (mỗi năm có trên 9 Lễ hội được tổ chức thường niên).

- Tuy là một huyện đồng bằng, nhưng lại có điều kiện tự nhiên đa dạng, có cả biển và rừng; tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu, nhà máy, bến cảng lớn, khu kinh tế cảng biển lớn nhất tỉnh Quảng Bình, và một thị trường rộng lớn, có khả năng giao lưu, trao đổi hàng hoá rộng rãi. Quảng Trạch không chỉ được biết đến với nhiều các địa danh đẹp mà nơi đây còn có những sản phẩm văn hóa ẩm thực nổi tiếng như: Bánh xèo, bánh đúc gạo lứt, cháo

canh - ram, bánh đa Tân An, đặc sản chắt chắt, lươn đùm.... và những đồ uống làm say đắm lòng người, đã tạo nên thương hiệu: rượu Quảng Châu, rượu Quảng Đông... Ngoài ra, Quảng Trạch còn có các làng nghề truyền thống như đan lát, mây tre đan ở Quảng Phương; làm nón Quảng Xuân; làm bún, bánh đa Quảng Thanh... không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, mà còn là nét văn hóa rất riêng của con người vùng đất này, phục vụ tốt cho du lịch. - Việc phát triển nhiều sản phẩm, loại hình du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch đã góp phần quan trọng vào việc thu hút du khách. Các điểm đến, các dịch vụ du lịch đã được đầu tư phát triển mạnh.

- Quảng Trạch còn có nhiều cảnh quan đẹp như khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, khu Hoành Sơn Quan, Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh..., rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và tâm linh. Xác định du lịch tâm linh là thế mạnh, trong những năm qua huyện đã có các chính sách đầu tư và kêu gọi đầu tư để trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn. Qua đó, loại hình du lịch tâm linh đã phát triển và được nhiều du khách biết đến. Đặc biệt, tại Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh mỗi năm có khoảng trên 15.000 lượt khách đến tham quan và hành lễ.

- Hiện nay, Quảng Trạch đang lưu giữ, bảo tồn và phát triển vốn văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống đa dạng, phong phú, nhiều loại hình như: ca trù (Quảng Phương), hát kiều (Quảng Kim), hát ru, hò chèo cạn (Cảnh Dương); Các loại hình dân vũ như: Múa lân, múa rồng, múa hát cửa đình, múa chèo cạn… Đặc biệt, thể loại hát Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hiện nay đang được huyện nhà chủ trương tiếp tục sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn và trao truyền một cách hiệu quả.

- Kết cấu hạ tầng đang trên chiều hướng phát triển, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, có nhiều dự án đăng ký đầu tư như khu Công

nghiệp xã Quảng Phú, khu kinh tế Cảng Hòn La, khu Du lịch sinh thái xã Quảng Đông, khu du lịch sinh thái suối Tam cấp xã Quảng Kim…

- Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng có quy mô, được đầu tư về nội dung, đi vào chiều sâu, chuyên biệt hóa cho từng phân khúc thị trường và mang lại hiệu quả cao. Các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước được triển khai thường xuyên.

- Công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính được triển khai hiệu quả, kịp thời, góp phần tạo môi trường kinh doanh, phát triển du lịch ổn định, bền vững, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Tình hình an ninh du lịch cơ bản được đảm bảo, văn hóa du lịch văn minh, bình đẳng; Quảng Trạch đang chuyển mình theo hướng tích cực, là điểm đến hấp dẫn của du khách và địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư.

Nhìn chung, huyện Quảng Trạch có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan hấp dẫn, môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh, do đó du lịch Quảng Trạch có thể tạo ra các sản phẩm du lịch riêng, hấp dẫn mang tính đặc thù (du lịch biển, đảo, rừng) để thu hút khách du lịch. Phần lớn các du khách đến đều hài lòng với các dịch vụ du lịch và người dân Quảng Trạch.

2.1.4.2. Những khó khăn, hạn chế

- Tuy là huyện có tiềm năng để phát triển du lịch - dịch vụ nhưng các tiềm năng đó chưa được phát huy khai thác hiệu quả, chưa có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Cơ sở lưu trú du lịch chưa được đầu tư phát triển, các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế. Nhiều cơ sở lưu trú du lịch đã được đưa vào phục vụ khách nhưng vẫn thiếu các khách sạn từ 3 sao trở lên; thiếu các đầu xe từ 29 - 45 chỗ ngồi phục vụ khách du lịch.

hóa - lịch sử, làng nghề để phục vụ khách du lịch còn hạn chế; nhiều sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện, chưa đăng ký và trở thành thương hiệu, hàng hóa.

- Hoạt động văn hóa tại địa phương cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để thu hút khách. Tuy nhiên, tại huyện Quảng Trạch thì các hoạt động này lại không nhiều nên phần nhiều khách du lịch đến với Quảng Trạch chủ yếu là khách của loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh mà chưa phải là du lịch văn hóa.

- Có bãi biển dài vài nhiều di tích danh thắng đẹp nhưng chưa có kế hoạch đầu tư hợp lý khai thác kinh tế du lịch, kết hợp với các Tour để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế.

- Đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu lực lượng có chuyên môn, tay nghề cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp và cơ cấu bất hợp lý. Một số nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại một số điểm du lịch còn mang tính tự phát, chưa có tổ chức, đào tạo cơ bản về du lịch.

- Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế, vẫn đang trong tình trạng nâng cấp, sửa chữa, mở mới từ đó ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân và du khách. KCHT và CSVC- KT du lịch thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển du lịch của huyện Quảng Trạch.

- Thêm vào đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại chưa tốt, vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc quản lý, tôn tạo các nguồn tài nguyên nói chung, nhất là tài nguyên nhân văn.

- Hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh lữ hành còn yếu, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa năng động và đầu tư chuyên sâu bài bản cho công tác kinh doanh lữ hành, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao.

kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa tốt. Tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách vẫn diễn ra; việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết chưa nghiêm túc, vẫn còn tình trạng gian lận trong buôn bán, đặc biệt tại các nhà hàng, quán ăn không đạt chuẩn phục vụ khách du lịch ở khu vực Phong Nha và thành phố Đồng Hới, các cơ sở bán hải sản, đặc sản Quảng Bình.

- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch mặc dù đã có bước chuyển biến tích cực nhưng cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn để có sự phát triển đột phá trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh giữa các địa phương, vùng du lịch ngày càng lớn.

Những khó khăn, hạn chế nêu trên đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Quảng Trạch trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch.

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)