Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83)

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên công tác QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong những năm qua cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế khiến cho hiệu quả và tốc độ phát triển du lịch của huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Những hạn chế cơ bản có thể kể đến là:

Một là, bộ máy QLNN về du lịch chưa ngang tầm với vai trò, vị trí, yêu cầu phát triển của ngành. Việc chia tách địa giới hành chính đã khiến cho cán bộ bị phân tán, mất đi tính kế thừa dẫn đến QLNN về du lịch ở các cấp lỏng lẻo, hạn chế thiếu hiệu quả kinh doanh và tụt hậu. Đội ngũ làm quản lý nhà

nước về du lịch của huyện còn thiếu, chưa có chuyên môn phù hợp nên công tác tham mưu đôi khi còn chậm, hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch còn lúng túng, thiếu chặt chẽ, thụ động; chưa kịp thời tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch có hiệu quả.

Hai là, Việc triển khai hướng dẫn, tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chất lượng chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, chưa dự báo được tình hình nên các giải pháp đưa ra chưa đạt hiệu quả. Một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa kịp thời và có nội dungnội dung chồng chéo nhau.

Ba là, công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch nói chung và trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch nói riêng, từng lúc, từng nơi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số quy hoạch đã có dấu hiệu lạc hậu, bất cập có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và hủy hoại tài nguyên du lịch.

Bốn là, công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong nước tuy được thực hiện nhưng nhìn chung mới dừng ở khâu ký kết và hoàn thiện các văn bản về hợp tác, chưa thật sự gắn kết trong phát triển du lịch chung.

Năm là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

Sáu là, tuy huyện có quan tâm đến các chính sách cho các đối tượng quản lý củng như các đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động du lịch nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách đặc thù nhằm thu hút nguồn nhân lực làm việc về lĩnh vực du lịch. Một số chính sách hỗ trợ nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn khi triển khai. Thủ tục hành chính dối với kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng mặc du được cải thiện nhưng nhìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

Bảy là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người dân và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù được chính quyền huyện thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Tám là, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch còn thiếu thường xuyên, chủ yếu mang tính sự vụ, sự việc nên hiệu quả không cao, công tác xử lý nhiều lúc chưa nghiêm túc, chưa dứt khoát, còn nể nang.

Những hạn chế đối với quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch do các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan

+ Một số cấp ủy đảng và chính quyền chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến hoạt động QLNN về du lịch tại địa phương. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong huyện còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

nước về du lịch thiếu đồng bộ và còn chồng chéo; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tại một số điểm du lịch, khu du lịch thấp.

+ Các cấp, các ngành chưa chủ động đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy phát triển du lịch; thiếu kinh nghiệm thực tế. Chủ trương, giải pháp thực hiện và hệ thống chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện chưa đồng bộ và thống nhất.

+ Chưa có các biện pháp thực hiện quyết liệt, triệt để các nội dung công việc, các quy hoạch chi tiết. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong huyện có mặt thiếu chặt chẽ. Sự phối hợp, liên kết với các tỉnh khác và các doanh nghiệp còn hạn chế, hiệu quả của sự phối hợp, liên kết chưa cao.

+ Các thủ tục hành chính chưa đồng bộ, chưa thật sự là cơ chế "một cửa", tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và kinh doanh; một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch chưa thỏa đáng nên chưa thu hút các doanh nghiệp lớn có năng lực tham gia đầu tư vào hoạt động du lịch.

+ Số lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý trong ngành du lịch của huyện còn ít so với yêu cầu; trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, đa số có chuyên môn thuộc về các ngành và lĩnh vực khác, số còn lại rất ít có chuyên môn về lĩnh vực du lịch, chủ yếu là được bồi dưỡng thêm do đó cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế cũng như tầm nhìn về quản lý nhà nước đối với du lịch còn rất hạn chế. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ chế, chính sách QLNN về du lịch trên địa bàn.

- Về nguyên nhân khách quan

+ Quảng Trạch là một huyện nghèo, ngân sách thu hàng năm thấp, nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư phát triển du lịch nhất là đầu tư và hỗ

trợ đầu tư hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

+ Năm 2014, huyện Quảng Trạch chia tách địa giới hành chính thành lâp Thị xã Ba Đồn nên bộ máy QLNN về du lịch có sự biến động, thiếu tính ổn định nên không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy QLNN về du lịch ở cấp huyện và cấp xã, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng và chưa chưa có sự phân cấp cụ thể.

+ Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập và chậm sửa đổi; một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng nên gây lúng túng, khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng; phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế.

Tiểu Kết Chương 2

Trong Chương này, Luận văn đã giới thiệu tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng du du lịch, đặc điểm du lịch và đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện, cụ thể: đánh giá, phân tích tình hình kinh doan du lịch và khách du lịch trong thời gian vừa qua; thực trạng ban hành, hướng dẫn và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Tỉnh; thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ nguồn nhân lực trong ngành du lịch; công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch; kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước về du lịch... Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tác động đến quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian qua.

Kết quả có được từ Chương 2 là những cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch nhằm phát huy các thế mạnh tiềm năng giúp cho du lịch huyện Quảng Trạch phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của mình.

Chương 3

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian đến.

3.1.1. Quan điểm

Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Quảng Trạch (nhiệm kỳ 2016 - 2020) đã nêu “Đầu tư phát triển mọi nguồn lực du lịch, hướng đến du lịch sinh thái, tâm linh làm trọng tâm và tuyên truyền, vận động mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch” [21] và xác định rõ đến năm 2025 du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Quảng Trạch.

Theo đó, phương hướng phát triển du lịch ở huyện Quảng Trạch tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất là, phải huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong huyện, trong tỉnh, trong nước và nước ngoài để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của huyện.

Thứ hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng KCHT, CSVC-KT, tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa - lịch sử ở các khu du lịch, coi đây là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách để vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển CSVC-KT du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch,… vừa bảo đảm môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ trên cơ sở quy hoạch đã được xây dựng.

Thứ ba là, phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, bản sắc dân tộc, nhân phẩm con người Việt Nam, nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương, đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thân thiện.

Thứ tư là, phát triển phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển liên vùng và cả nước. Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Du lịch phát triển phải đạt được mục tiêu Bền vững về kinh tế, gắn lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, doanh nghiệp với lợi ích chung của cộng đồng. Phát triển một ngành du lịch chất lượng, hướng tới thị trường khách có thu nhập cao và gắn với đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Thứ năm là, tận dụng những cơ hội mới của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

3.1.2. Mục tiêu

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động du lịch, dịch vụ, đưa du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Mở rộng không gian du lịch ra các xã và khu vực nông thôn miền núi hay các khu vực thiên nhiên hoang dã trên cơ sở mở rộng các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện. Khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực khác để phát triển du lịch theo hướng nhanh, mạnh, bền vững, chất lượng, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Huyện Quảng Trạch xây dựng những mục tiêu cụ thể để phát triển du lịch như sau:

+ Từng bước hình thành đa dạng, phong phú, các loại hình du lịch theo đặc điểm, ưu thế của từng vùng, từng khu du lịch, tạo ra các sản phẩm tính hiện đại, vừa mang được nét đặc thù của huyện Quảng Trạch.

+ Hoàn thành 80% KCHT (hệ thống giao thông đường bộ, đường không và đường thủy, hệ thống điện, cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc…) trong huyện nói chung và đến các khu, điểm du lịch nói riêng. Đầu tư tu bổ nâng cấp một số cảnh quan, duy tu tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, đi đôi với đầu tư sáng tạo thêm tài nguyên du lịch mới ở những nơi có điều kiện. Trang bị các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy hiện đại. Có chính sách ưu đãi để huy động các thành phần kinh tế trong huyện, trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư khách sạn loại to và đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

+ Phát triển du lịch nội địa gắn liền với phát triển du lịch quốc tế, đặc biệt chú trọng liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, xây dựng các tour du lịch liên tuyến, nối tuyến trong nước và nước ngoài.

- Mục tiêu cụ thể

+ Giai đoạn 2019 – 2025 tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch huyện Quảng Trạch bình quân đạt 12% - 15%/năm.

+ Năm 2025 thu hút được khách du lịch vào Quảng Trạch đạt 2 triệu người/năm, thời gian lưu trú lại trên địa bàn bình quân đạt 3,0 ngày/ người. Tổng doanh thu đạt 600 tỷ đồng. Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn đạt 100 cơ sở (trong đó khách sạn là 25 và nhà nghĩ là 75 cơ sở); khách sạn đạt chuẩn quốc tế là 4 cơ sở và nhà hàng đạt 150 cơ sở.

+ Năm 2025 giải quyết việc làm cho 5.000 lao động, trong đó có 1.000 lao động trực tiếp du lịch, trong đó có 80% lao động trực tiếp trong ngành du lịch được qua đào tạo và có chứng chỉ nghề.

lịch đặc trưng. Có các gian hàng giới thiệu sản phẩm truyền thống của quê hương Quảng Trạch và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc sắc.

+ Quảng bá, giới thiệu du lịch huyện Quảng Trạch qua các ấn phẩm, trên truyền hình và trên các trang Website của huyện, của tỉnh và phổ biên trên các trang Web về du lịch của Việt Nam củng như thế giới.

+ Xây dựng huyện trở thành điểm đến du lịch, cho khách du lịch quốc tế hiểu biết về Quảng Trạch sâu hơn, dưới hình thức du lịch theo kiểu văn hóa, thiên nhiên và lịch sử mang tính bền vững, du lịch dân cư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào du lịch thế giới, nhằm góp phần tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)