Từ kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở các địa phƣơng trên, thành phố Lào Cai có thể rút ra bài học sau:
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng du lịch hợp lý.
Ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao dựa trên việc khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng về du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể về du lịch của địa phƣơng. Do vậy, thành phố cần sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch và định hƣớng các hoạt động du lịch phát triển.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo thêm nhiều sản phẩm mới mang những nét đặc trƣng riêng có của vùng đất đang là một trong những hƣớng phát triển của du lịch thành phố Lào Cai. Để định hƣớng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, ngành đang xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các địa bàn trọng điểm về du lịch để thu hút khách du lịch tới địa phƣơng.
Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch.
Để thu hút đƣợc nguồn khách đến với thành phố Lào Cai, một trong những biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện đó là tiến hành thƣờng xuyên tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh, con ngƣời Lào Cai để tạo ra sức thu hút khách du lịch, mở rộng thị trƣờng hoạt động du lịch.
Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay thì liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra để đƣa ngành du lịch phát triển. Việc liên kết hợp tác không chỉ dừng lại ở một địa phƣơng, vùng, quốc gia tạo thành các tour, điểm, tuyến du lịch hoàn chỉnh mà có thể liên kết hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.
Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà luôn phải vƣơn ra khỏi phạm vi hành chính địa phƣơng, một quốc gia, một khu vực.
Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói riêng, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trƣờng cũng nhƣ trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực đƣợc xem là tài sản quý
giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch, về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ sự phát triển bền vững của ngành. Do đó, các địa phƣơng và ngành du lich cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch để ngành du lịch ngày càng phát triển.
Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.
Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch ngày càng đặt ra nhiều vấn đề đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ tuor du lịch, giá cả hàng hóa, dịch vụ, ô nhiễm môi trƣờng... Vì vậy, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động du lịch đảm bảo hoạt động du lịch phát triển nhanh, bền vững và gắn với đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng.
Bảy là, làm tốt công tác thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh các hoạt động du lịch trên địa bàn. Đồng thời có biện pháp đảm bảo môi trường tư lành mạnh, an toàn cho các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư du lịch.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 của Luận văn đã đề cập đến và làm rõ nhƣng cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. Chƣơng này gồm 03 nội dung chính mà tác giả muốn đề cập, đó là:
- Du lịch và hoạt động du lịch: Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về du lịch khác nhau nhƣng có thể hiểu về du lịch nhƣ sau:
Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên; mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn; nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trƣờng, du lịch thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phƣơng và cƣ dân ở địa phƣơng.
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
- QLNN đối với hoạt động du lịch: Đề tài này nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch cho nên phải làm rõ những đặc điểm, vai trò, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về du lịch. Từ đó, có thể hiểu sâu hơn thế nào là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch để có những cơ sở lý thuyết quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề tại tỉnh thành phố Lào Cai.
- Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của một số thành phố trong khu vực. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng trong nƣớc nhƣ TP Lai Châu, TP Vĩnh Yên trên một số lĩnh vực. Thành phố Lào Cai cần học hỏi và đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch để tiến kịp và sánh ngang với các nƣớc và tỉnh, thành phố có ngành du lịch cực kỳ phát triển
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG