Việc tuyên truyền, quảng bá du lịch phải thƣờng xuyên đổi mới hình thức và nội dung, đặc biệt phải đi và chiều sâu nhƣ: tổ chức các hội thảo chuyên đề về du lịch; tổ chức các cuộc thi viết, thi ảnh về du lịch thành phố Lào Cai, tổ chức các buổi họp báo sâu rộng đến nhiều đối tƣợng.
Trong công tác xúc tiến du lịch, thành phố cần sớm xây dựng thƣơng hiệu điểm đến cho thành phố Lào Cai nhằm tạo điểm nhấn và tăng tính cạnh tranh với các điểm du lịch trong nƣớc và khu vực với những hoạt động cụ thể.
Hoàn thiện bộ công cụ quảng bá du lịch cho thành phố Lào Cai: tờ rơi, tờ gấp, tài liệu quảng bá du lịch trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, trang Website để quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Lào Cai trong nƣớc và thế giới. Xây dựng thành phố Lào Cai - thành phố wife phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của du khách.
Đầu tƣ các biển quảng cáo đèn lead, màn hình cỡ lớn giới thiệu về du
lịch, dịch vụ và các điểm đến du lịch tiêu biểu của thành phố Lào Cai tại các điểm nút giao thông, nơi trung tâm nhƣ: đầu đƣờng cao tốc rẽ vào thành phố,
Quảng trƣờng Ga liên vận quốc tế Lào Cai, cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Quảng trƣờng Ủy ban nhân dân thành phố...
Trên cơ sở các sản phẩm du lịch đã có, cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch mới có sức hút đối với du khách.
Tăng cƣờng liên kết, khai thác tối đa lợi thế tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để kết nối du lịch núi với du lịch biển; mở rộng liên kết với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Duy trì hợp tác phát triển du lịch với vùng Aquitaine Nouvelle (cộng hòa Pháp); hợp tác với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trong việc lập quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các mô hình điểm du lịch, đào tạo nhân lực.
Tổ chức một điểm cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch tại trung tâm thành phố, xây dựng trang web du lịch thành phố.
Xây dựng hệ thống tích hợp số liệu thông tin liên quan đến đầu tƣ phát triển du lịch, tăng cƣờng chức năng tƣ vấn, đầu tƣ du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tƣ thực hiện quy trình thủ tục đơn giản hiệu quả.
Tiến hành khảo sát, tổ chức các hội thảo, phân vùng du lịch và xây dựng quần thể văn hóa văn hóa tâm linh, văn hóa lễ hội …, in ấn cẩm nang du lịch, mở chuyên mục "du lịch và hội nhập" trên Cổng thông tin điện tử thành phố, tiếp tục nghiên cứu đề ra giải pháp phát huy hiệu quả của các tuyến điểm du lịch, phát triển thêm nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, phát huy lợi thế du lịch tham quan, du lịch mua sắm Cửa khẩu và phát triển kết nối chuỗi du lịch tâm linh, nỗ lực phát triển du lịch thành phố Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nƣớc.
3.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động du lịch
Trong thời gian tới, thành phố phải có kế hoạch huy động và đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động du lịch. Trong công tác này, thành phố
cần sớm ban hành các chính sách để thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, thành phố cần tranh thủ các nguồn vốn ƣu đãi của nhà nƣớc, vốn ODA, vốn đầu tƣ từ trung ƣơng, các nguồn vốn tài trợ của Nhà nƣớc, của tỉnh để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm có tiềm năng du lịch, nâng cao chất lƣợng các khu vui chơi, giải trí và dịch vụ du lịch… Tăng cƣờng vốn tín dụng phát triển, vốn liên doanh trong và ngoài nƣớc, vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp và vốn trong dân để đầu tƣ các dự án thuộc lĩnh vực du lịch. Chú trọng nguồn vốn xã hội hóa trong công tác xúc tiến đầu tƣ du lịch.
Đối với hoạt động du lịch, thành phố cần ban hành thêm những chính sách ƣu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch.
Đẩy mạnh đầu tƣ một số hạng mục kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện cung cấp một số dịch vụ công làm cơ sở để phát triển du lịch nhƣ: giao thông, rừng cảnh quan, cây xanh đô thị, công trình văn hóa, đền, chùa, công viên...
Tăng cƣờng đầu tƣ hạ tầng cơ bản phục vụ du lịch: xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, các điểm dừng chân ngắm cảnh trên địa bàn thành phố; nâng cấp các tuyến đƣờng, chỉnh trang đô thị tạo mỹ quan đƣờng phố theo tiêu chí: xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Kêu gọi đầu tƣ xây dựng các khu du lịch bao gồm: các cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao, các dịch vụ ăn uống uy tín và đặc sắc; các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, độc đáo, phù hợp với thế mạnh và tiềm năng du lịch của thành phố nhằm kéo dài thời gian lƣu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch.
Ngoài ra, thành phố cần có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tƣ riêng cho du lịch, tạo cơ chế thông thoáng, hấp dẫn, an toàn, lâu dài, nhanh đƣợc hƣởng lợi cho các nhà đầu tƣ, nhất là các dự án đầu tƣ vào các khu du lịch trọng điểm, có khả năng thu hút khách du lịch cao nhƣ du lịch suối nƣớc nòng
Pom Hán, du lịch cuối tuần Vạn Hòa, Cam Đƣờng, du lịch sinh thái Tả Phời, khu thƣơng mại – công nghiệp Kim Thành…
3.3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch của thành phố Lào Cai
Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch đƣợc thành phố xác định là giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lƣợng du lịch.
Trƣớc hết, thành phố cần kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, đảm bảo đủ về số lƣợng và đúng về chuyên ngành đào tạo. Thƣờng xuyên cử cán bộ, công chức làm công tác tham mƣu và công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn về du lịch. Đồng thời cử cán bộ, công chức nhà nƣớc đi tham quan, học hỏi các mô hình du lịch và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với du lịch ở một số địa phƣơng trong và ngoài nƣớc để nâng cao trình độ quản lý cũng nhƣ trình độ chuyên môn phục vụ công việc.
Tăng cƣờng liên kết, phối hợp với các ngành chức năng để bồi dƣỡng nghiệp vụ, cập nhật kỹ năng cho nguồn nhân lực làm việc tại các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
Thành phố cần đề ra những chính sách ƣu tiên, kêu gọi những sinh viên ngành du lịch đang theo học tại các trƣờng đào tạo về du lịch trong cả nƣớc về làm việc tại thành phố Lào Cai. Kiên quyết bố trí công chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch không đúng chuyên sang bộ phận khác và phải có kế hoạch bố trí nguồn nhân lực kế cận phù hợp. Có kế hoạch cụ thể về sử dụng nguồn hƣớng dẫn viên du lịch có trình độ, thông thạo ngoại ngữ một cách có hiệu quả.
3.3.5. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu, riêng có của thành phố Lào Cai thành phố Lào Cai
Cần sớm hoàn thiện việc nâng cấp và hình thành rõ nét sản phẩm du lịch tâm linh và du lịch lịch sử tại thành phố Lào Cai nhƣ: Đền Thƣợng, Đền
Mẫu, Đền Quan, Đền Cấm, Đền Đôi Cô Cam Đƣờng... kết nối với các tỉnh Yên Bái - Phú Thọ hình thành tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng.
Xây dựng một số mô hình trang trại nông nghiệp rau sạch thực phẩm sạch vừa cung cấp thực phẩm an toàn cho nhân dân và du khách tham quan, vừa phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách và ngƣời dân điạ phƣơng - đặc biệt là đối tƣợng các cháu học sinh.
Xây dựng một số điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu tại thành phố Lào Cai gắn với bản sắc văn hóa và nghề truyền thống độc đáo của các dân tộc tại xã Tả Phời, Hợp Thành và Đồng Tuyển.
Xây dựng một số mô hình du lịch sinh thái vƣờn rừng trên địa bàn thành phố tại xã Vạn Hòa, phƣờng Bình Minh, phƣờng Bắc Cƣờng (vƣờn chè Linh Dƣơng...)
Hình thành chợ Đêm của thành phố Lào Cai phục vụ nhu cầu của du khách và ngƣời dân địa phƣơng.
3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế đối ngoại, một kênh ngoại giao nhân dân. Chính vì vậy, chính quyền thành phố cần tận dụng tối đa cơ hội để thông qua du lịch nâng cao vị thế, hình ảnh của tỉnh Lào Cai và thành phố Lào Cai trong khu vực và thế giới, cũng thông qua đó thúc đẩy du lịch phát triển. Thời gian tới thành phố Lào Cai cần tiếp tục các hoạt động:
Thắt chặt quan hệ hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt dộng du lịch với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc bằng các hoạt động thiết thực nhƣ: duy trì các Hội chợ thƣơng mại hàng năm, mở các tua, tuyến du lịch, tổ chức các đoàn sang tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý động du lịch của thành phố.
Dựa trên nền tảng sẵn có, tiếp tục duy trì hợp tác phát triển du lịch với vùng Aquitaine Nouvelle (cộng hòa Pháp); hợp tác với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các vùng, các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác để tranh thủ sự ủng hộ về vật chất, kỹ thuật, kinh nghiệm cho phát triển du lịch.
Tăng cƣờng tổ chức các chƣơng trình, sự kiện du lịch để quảng bá thông tin về đất nƣớc, con ngƣời và du lịch thành phố lào Cai, mời các doanh nghiệp của Trung Quốc sang Lào Cai để trao đổi, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch.
3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch đóng vai trò quan trọng, đảm bảo hoạt động du lịch phát triển đúng hƣớng, tuân thủ các quy định của pháp luật, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt dộng du lịch. Trong những năm qua, thành phố Lào Cai đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và các sự vụ có tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, qua hoạt động kiểm tra cho thấy vẫn còn một số các vi phạm nhỏ cần đƣợc chấn chỉnh.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh du lịch, các nhà hàng, khách sạn và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố.
Tiểu kết chƣơng 3
Chƣơng 3 đã đƣa ra những dự báo phát triển ngành du lịch phƣơng hƣớng, và giải pháp chủ yếu để quản lý nhà nƣớc về du lịch một cách có hiệu quả. Cụ thể đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau:
- Dự báo về tình hình phát triển ngành du lịch;
- Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết những vấn đề về đổi mới nhận thức, về chiến lƣợc, quy hoạch; về cơ sở hạ tầng; về đầu tƣ hợp tác; về nguồn nhân lực.
- Đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh. Đó là các giải pháp chủ động trong việc hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch, kịp thời cụ thể hóa các đề án, dự án; Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính; Đẩy mạnh công tác đào tạo - bồi dƣỡng nguồn nhân lực; Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế và thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Phát triển và mở rộng các hoạt động du lịch là một trong những giải pháp nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nƣớc ta đang thực hiện. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch nói chung và trên địa bàn thành phố Lào Cai nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Thành phố Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch, tuy nhiên ở một số khía cạnh, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch còn vƣớng phải một số khó khăn, hạn nhất định.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch, có tham khảo một số địa phƣơng có điều kiện du lịch tƣơng đồng với thành phố Lào Cai. Đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động du lịch và thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Lào Cai từ năm 2011 đến năm 2015. Từ đó đã đƣa ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu qủa quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch nói riêng rất phức tạp và đa đạng, đòi hỏi việc nghiên cứu phải đƣợc tiến hành trong một thời gian dài, công phu và gắn với thực tiễn. Do đó, những vấn đề và những giải pháp đƣợc đặt ra trong đề tài cũng đòi hỏi phải đƣợc kiểm chứng trong thực tế ở một khoảng thời gian nhất định; đồng thời tạo điều kiện nhanh chóng đƣa các giải pháp trên vào thực hiện trên địa bàn thành phố, phần nào tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc đang gặp phải.
Qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
Một là, đề nghị Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung trong đề án phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trên địa bàn thành phố nhƣ: Dự án xây dựng khu vui chơi Lâm Viên - Nhạc Sơn; Dự án xây dựng các khu vệ sinh công cộng; Dự án xây dựng quần thể khu di tích Đền Thƣợng
Hai là, đề nghị Tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng lớp tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch cho cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác du lịch nhằm đáp ứng tốt hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn.
Ba là, đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức cho cán bộ
làm công tác du lịch tham quan học tập ở một số tỉnh, thành phố có hoạt động du lịch phát triển.
Bốn là, đề nghị bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các các Đề án, Dự
án, kinh phí cho khảo sát, thử nghiệm phát triển tuyến du lịch, thực hiện Đề án kinh tế du lịch theo lộ trình đặt ra. Đồng thời, cấp kinh phí để mở lớp tập