Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố lào cai (Trang 43 - 45)

Thành phố Lào Cai là trung tâm đô thị lớn nhất của tỉnh Lào Cai, đƣợc thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đƣờng. Thành phố Lào Cai giáp các huyện Mƣờng Khƣơng, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa của tỉnh Lào Cai và giáp huyện Hà Khẩu châu tự trị dân tộc Hani và Yi Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thành phố Lào Cai có hai con sông chảy qua. Sông Nậm Thi chạy quanh phía bắc, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc. Nƣớc sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhà máy nƣớc của thành phố. Sông Nậm Thi hợp lƣu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc. Sông Hồng sau khi đƣợc Nậm Thi hợp lƣu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Thành phố Lào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng với các cây cầu Cốc Lếu, Phố Mới, Vạn Hòa... bắc qua sông nối hai phần của thành phố.

Thành phố Lào Cai gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là 12 phƣờng: Bắc Cƣờng, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Nam Cƣờng, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 5 xã: Cam Đƣờng, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hoà.

Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, đƣợc tạo bởi hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi... Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc. Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố

tập trung ở các xã Tả Phời và xã Hợp Thành, một phần của xã Vạn Hoà và xã Đồng Tuyển có độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nƣớc biển, độ dốc trung bình 12-180. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố. Khí hậu Thành phố Lào Cai là khí hậu gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa đông lạnh và khô. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Do nằm sâu trong lục địa, thành phố ít khi chịu tác động trực tiếp của bão, nhƣng thƣờng chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu bão, gây ra mƣa vừa, mƣa to kéo dài từ 2–3 ngày sinh lũ lớn, tạo dòng chảy mạnh trên các sông suối, làm tăng các hiện tƣợng xâm thực bào mòn đất đai, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân. Sự phân hoá về nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình 22,8°C, tháng lạnh nhất là 16°C, biên độ dao động nhiệt năm là 11°C. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng 19°C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6,7 và 8. Lƣợng mƣa trung bình năm là từ 1.600–1.800mm. Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng và sông Nậm Thi, đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Sông Nậm Thi đoạn chảy qua địa bàn thành phố dài 2km. Sông Hồng có lòng sông rộng và dốc, tạo thành dòng chảy xiết, gây sói lở hai bên bờ sông, đoạn chảy qua địa bàn thành phố dài khoảng 15 km, theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam với chiều rộng trung bình 185–210m”.

Hiện nay thành phố Lào Cai đã tiến hành kè dọc theo 2 bên sông Hồng, tạo ra một cảnh quan đẹp, là điểm nhấn cho thành phố. Phần nối giữa thị xã Lào Cai với thị trấn Cam Đƣờng, trƣớc đây chỉ là núi đồi bỏ hoang, giờ đây một khu đô thị mới - khu đô thị Lào Cai - Cam Đƣờng đang đƣợc xây dựng để làm trung tâm mới của Thành phố. Vì vậy, thành phố Lào Cai có vị trí kinh tế - chính trị trung tâm và quan trọng nhất của tỉnh Lào Cai; là điểm cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam và các nƣớc ASEAN với miền Tây Nam Trung Quốc; là trung tâm của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác với các nƣớc tiểu vùng

sông Mê Công. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, thành phố Lào Cai đã trở thành đầu mối kinh tế quan trọng, nơi hội tụ của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố lào cai (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)