Nội dung của quản lý nhà nƣớc về dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân sổ ở tỉnh bắc kạn (Trang 26)

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về dân số cấp Trung ương

Quản lý nhà nƣớc về dân số cấp Trung ƣơng bao gồm các nội dung sau:

Một là, xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và các đề án về dân số trên phạm vi cả nước

Để xây dựng một chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các đề án thuộc chƣơng trình cần triển khai các nội dung cơ bản sau:

- Tập hợp cơ sở pháp lý, phân tích, đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực, rút ra những vấn đề cần đƣợc giải quyết.

- Căn cứ mục tiêu của chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và phƣơng hƣớng phát triển của ngành, lĩnh vực, các cam kết quốc tế để xây dựng mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của chƣơng trình mục tiêu.

- Xác định thời hạn và tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu, địa bàn thực hiện và phạm vi tác động của chƣơng trình mục tiêu đến mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực theo vùng, lãnh thổ.

- Xác định các dự án cần thực hiện; các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thời gian và địa điểm thực hiện của từng dự án; các cơ quan quản lý dự án, dự tính sản phẩm đầu ra, đối tƣợng thụ hƣởng của chƣơng trình mục tiêu, dự án.

- Đề xuất kinh phí của từng dự án và tổng mức kinh phí của chƣơng trình mục tiêu có phân chia theo từng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của chƣơng trình mục tiêu; giải pháp về huy động vốn, kinh phí; các giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chƣơng trình và phƣơng thức quản lý; các giải pháp về khoa học, công nghệ (nếu có); giải pháp về trật tự, mua sắm phƣơng tiện, thiết bị, máy móc; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện chƣơng trình, dự án (nếu có); xác định những

nội dung, hoạt động, dự án của chƣơng trình và cơ chế lồng ghép với hoạt động của các chƣơng trình mục tiêu khác trên cùng địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp, lồng ghép giữa các chƣơng trình có chung mục tiêu.

Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số

Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, văn bản dƣới luật, chính sách về dân số để trình Chính phủ. Nhiều văn bản quan trọng đã đƣợc ban hành: Pháp lệnh dân số, nghị định, hƣớng dẫn một số điều thi hành của Pháp lệnh dân số.

Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, thông tƣ, chỉ thị để hƣớng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc, quy chế quản lý các chƣơng trình và dự án dân số; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm về công tác dân số.

Ba là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến dân số

Tổ chức phối hợp giữa các Bộ, cơ quan của Chính phủ, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội thực hiện, việc cung cấp thông tin và dịch vụ KHHGĐ đến tận ngƣời dân; xây dựng các quy chế thực hiện chính sách dân số của Nhà nƣớc đối với các đơn vị, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội.

Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nƣớc, đoàn thể nhân dân và tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ dân số.

Bốn là, hoàn thiện về tổ chức bộ máy dân số

Tổng cục Dân số - KHHGĐ là tổ chức thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật về dân số trong phạm vi cả nƣớc, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân

số, cơ cấu dân số và chất lƣợng dân số; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về dân số theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số; hƣớng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục và tƣ vấn về lĩnh vực dân số. Tham gia thẩm định nội dung liên quan đến chính sách dân số đối với các chƣơng trình, dự án quốc gia phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về dân số

Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan việc bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý chƣơng trình dân số cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác dân số. Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, khen thƣởng, kỷ luật, nghỉ hƣu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nƣớc đối với viên chức do Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế trực tiếp quản lý.

Sáu là, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Chính phủ kế hoạch tài chính bảo đảm cho chương trình dân số

Sau khi đƣợc Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và quản lý kế hoạch đó theo quy định của Chính phủ.

Bảy là, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế theo quy định của Chính phủ

Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, việc ký kết, tham gia, phê duyệt các điều ƣớc quốc tế về dân số; theo sự ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ, tham gia đàm phán hoặc đàm phán ký kết với các tổ chức quốc tế, các cơ quan nƣớc ngoài về dân số. Theo dõi, chỉ đạo và điều phối chung việc thực hiện chƣơng trình, dự án quốc tế tài trợ về dân số. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.

Tám là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số

Hƣớng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phƣơng, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nƣớc, các văn bản pháp quy về dân số do Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ ban hành. Phối hợp với các cơ quan thành viên chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành dân số, giải quyết đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo về dân số, tạo điều kiện để các hội, các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động dân số.

Chín là, tổ chức quản lý thông tin và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng

dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quản dân số

Tổ chức việc thu thập, xử lý, lƣu trữ và phổ biến thông tin dân số đáp ứng yêu cầu quản lý, điều phối và thực hiện công tác dân số.

Phối hợp với các cơ quan thẩm tra các điều kiện cho phép xuất, nhập khẩu, xuất khẩu các thiết bị, phƣơng tiện kế hoạch hóa gia đình.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về dân số cấp tỉnh

Tại cấp tỉnh, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh là cơ quan quản lý nhà nƣớc về dân số trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mƣu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nƣớc về dân số, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lƣợng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về dân số trên địa bàn tỉnh.

Theo sự phân cấp của Sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ là chủ thể quản lý nhà nƣớc về dân số cấp tỉnh/thành phố.

Quản lý nhà nƣớc về dân số ở cấp tỉnh bao gồm 08 nội dung sau:

Một là, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về dân số tại địa phương

- - KHHGĐ hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch các đề án trong lĩnh vực dân số, bao gồm: Đề án “Sàng lọc trƣớc sinh và sơ sinh”; Đề án “Tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”; Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”; Đề án “Kiểm soát dân số

vùng biển, đảo và ven biển”; Đề án “Chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng”;… Giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực dân số theo phân cấp của Sở Y tế.

- KHHGĐ đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động, chuyển đổi hành vi, kết hợp triển khai tốt chiến dịch truyền thông lồng ghép với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ

hình: Tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trƣớc sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tƣ vấn và chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng. Chú trọng những vùng miền khó khăn, các đối tƣợng khó tiếp cận, nhóm yếu thế nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực hành về dân số - sức khỏe sinh sản. Mở rộng giáo dục về dân số - sức khỏe sinh sản, giới, sức khoẻ tình dục trong và ngoài nhà trƣờng. Đƣa nội dung dân số là một nội dung truyền thông thƣờng xuyên trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng tại địa phƣơng để thực hiện tốt các đề án trên.

Hai là, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số tại địa phương:

hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, Chƣơng trình, Đề án về dân số của tỉnh; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, cải cách hành chính, phân cấp quản lý, -

- - KHHGĐ có nhiệm vụ tham mƣu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị cá biệt và chƣơng trình, giải pháp, biện pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực dân số.

Việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số tại địa phƣơng sẽ từng bƣớc thay đổi nhận thức cho ngƣời dân về hoạt

động dân số. Chính vì thế, chủ trƣơng xã hội hóa với phƣơng thức tiếp thị xã hội các phƣơng tiện tránh thai ngày càng đƣợc đồng thuận cao và thực hiện thành công. Các mô hình, đề án nâng cao chất lƣợng dân số cũng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, chất

Ba là, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về dân số tại địa phương:

- KHHGĐ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chính sách dân số, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác dân số của địa phƣơng; giúp Giám đốc Sở Y tế hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình hành động, dự án về dân số sau khi đƣợc phê duyệt.

Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về dân số trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

Việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về dân số tại địa phƣơng sẽ giúp lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác dân số, tăng cƣờng huy động và đầu tƣ các nguồn lực từ địa phƣơng, đơn vị cho công tác dân số, nhất là trong những năm tới khi nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hạn chế và ngân sách chƣơng trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm.

Bốn là, triển khai, tổ chức hoạt động của tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại địa phương:

Ở cấp tỉnh, dƣới sự phân cấp của Sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ Quản lý về quy mô dân số: Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm dân số, đề xuất các giải pháp điều chỉnh mức sinh và tỷ lệ phát triển dân số trên địa bàn tỉnh.

Quản lý về cơ cấu dân số: Theo dõi, tổng hợp về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi trên địa bàn tỉnh;

Quản lý về chất lƣợng dân số: Theo dõi tổng hợp về chất lƣợng dân số trên địa bàn tỉnh/thành phố;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động giáo dục - cung cấp dịch vụ, tƣ vấn về các lĩnh vực dân số - KHHGĐ, sức khỏe tình dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên.

Căn cứ vào nhiệm vụ, khối lƣợng công việc thực tế của Trung tâm Dân số - KHHGĐ/Trung tâm Y tế cấp huyện và khả năng ngân sách của địa phƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số biên chế đối với Trung tâm để bảo đảm đủ ngƣời làm việc và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Năm là, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về dân số tại địa phương:

, Chi cục Dân số - KHHGĐ các cơ quan, đơn vị

có liên quan dân số

cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản, tổ dân cƣ

Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và những ngƣời làm công tác DS-KHHGĐ, tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt; chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ. Xây dựng phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với từng đối tƣợng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác dân số trong từng giai đoạn;

Xây dựng, kiện toàn và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên nguồn và cộng tác viên tham gia công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ;

Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ, công chức, viên chức và những ngƣời làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình;

Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục, các tổ chức để tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ công chức, viên chức và những ngƣời làm công tác DS-KHHGĐ;

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng; khảo sát nhu cầu và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dƣỡng của ngành. Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số;

Thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo, bồi dƣỡng về DS- KHHGĐ cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ với các cơ sở đào tạo trong nƣớc và quốc tế theo quy định của pháp luật và kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc phê duyệt hàng năm.

Sáu là, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và huy động sự hỗ trợ bảo đảm cho chương trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa phương

Sở Y tế thực hiện quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; Chi cục Dân số - KHHGĐ quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao, quản lý các tổ chức sự nghiệp thuộc Chi cục; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Sở Y tế.

Trên cơ sở kinh phí đƣợc cấp từ nguồn Trung ƣơng hỗ trợ và nguồn tài chính địa phƣơng cho công tác dân số, Chi cục Dân số - KHHGĐ tổ chức phân khai nguồn kinh phí đến các đơn vị trực thuộc để thực hiện các hoạt động dân số tại cơ sở.

Tham mƣu cho Sở Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền tăng cƣờng huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân sổ ở tỉnh bắc kạn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)