Các giải pháp cụ thể với tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân sổ ở tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 94)

Để có thể đạt đƣợc những mục tiêu trên, trong công tác quản lý nhà nƣớc về dân số, tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện những giải pháp chủ yếu sau:

3.2.2.1. Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số

- Tăng cƣờng truyền thông giáo dục, thay đổi nhận thức của cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và ngƣời dân về công tác dân số.

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cần nhận thức đầy đủ về tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác dân số để thƣờng xuyên kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tiếp tục ban hành các văn bản mới để lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình mới của công tác dân số trên cơ sở định hƣớng của Trung ƣơng. Chỉ đạo Sở Y tế và các ngành liên quan kịp thời xây dựng, đƣa các chỉ tiêu về dân số phát triển phải đƣợc đƣa vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó chú trọng chỉ tiêu giảm tốc độ mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.

- Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức đoàn thể, hội có liên quan phối hợp với sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ tăng cƣờng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về dân số trong tình hình mới. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển.

- Sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ tăng cƣờng tập huấn nâng

tuyên truyền, vận động của ngƣời có uy tín trong cộng đồng để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân dễ tiếp cận với các dịch vụ về dân số; tự nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tƣợng có mức sinh cao. Ngăn ngừa tƣ tƣởng, tâm lý không hạn chế số con.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào cán bộ, đảng viên, ngƣời lao động thƣờng xuyên luyện tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dƣỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Tham gia đổi mới toàn diện nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản ở thế hệ trẻ và trong vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời. Nghiên cứu đƣa nội dung tuyên truyền giáo dục về công tác dân số vào chƣơng trình học tập của các bậc học phổ thông, giáo trình giảng dạy của Trƣờng Chính trị tỉnh và các giáo trình đào tạo liên tục trong ngành Y tế.

3.2.2.2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các chính sách về công tác dân số

- Xây dựng, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về các chính sách dân số địa phƣơng trong từng giai đoạn kịp thời và phù hợp với tình hình mới.

- Nâng cao hiệu lực pháp lý trong công tác quản lý và tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân trong việc thực hiện toàn diện các nội dung của công tác dân số. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, áp dụng các quy định và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm công tác dân số.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Căn cứ vào tình hình thực tế, các cấp chính quyền nghiên cứu, đề xuất, tạo điều kiện cho nhân dân đƣợc tiếp cận đầy đủ và công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ thỏa đáng để thu hút, tạo điều kiện cho ngƣời dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ít ngƣời, đặc biệt là phát triển trí lực đi đôi với cải thiện tầm vóc, nâng cao thể lực.

- Phát huy vai trò của các trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện trong việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời tham gia xây dựng mạng lƣới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng và phân bổ dân số toàn tỉnh.

- Xây dựng phát triển mạng lƣới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trƣớc sinh và sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tƣ vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trƣớc hôn nhân trên địa bàn.

- Phát huy vai trò mạng lƣới y tế tƣ nhân nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân dễ tiếp cận các dịch vụ dân số. Đổi mới phƣơng thức cung cấp, đƣa dịch vụ tới tận ngƣời sử dụng.

- Ƣu tiên đầu tƣ nguồn lực nhà nƣớc, hỗ trợ tích cực các nguồn lực xã hội phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản bảo đảm các nhóm dân số đặc thù nhƣ trẻ em, ngƣời khuyết tật, ngƣời bị di chứng chiến tranh, ngƣời cao tuổi, đồng bào dân tộc ít ngƣời, ngƣời di cƣ... đều bình đẳng về cơ hội tham gia, thụ hƣởng thành quả phát triển.

- Phát triển các cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi, xã hội hóa việc xây dựng và phát triển các trại dƣỡng lão trong thời gian tới; tăng cƣờng công tác chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại cộng đồng; xây dựng và hoàn thiện mô hình xã, phƣờng phù hợp với ngƣời cao tuổi.

- Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lƣợng, phân bổ dân số trên địa bàn; lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, từng ngành, lĩnh vực.

- Tăng cƣờng tƣ vấn và cung cấp d -

-

, tập trung vào đối tƣợng là học sinh các trƣờng nội trú, bán trú dân nuôi ở vùng cao, vùng sâu.

3.2.2.3. Đảm bảo nguồn lực cho công tác dân số

- Quan tâm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và chỉ đạo các địa phƣơng cấp huyện, xã bố trí ngân sách địa phƣơng cho chƣơng trình dân số để thực hiện các hoạt động mà Trung ƣơng không bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí còn thiếu so với nhu cầu. Có kế hoạch đầu tƣ kinh phí cho công tác dân số trong điều kiện kinh phí Trung ƣơng cấp từ Chƣơng trình mục tiêu y tế - dân số ngày càng eo hẹp.

- Lãnh đạo chính quyền địa phƣơng các cấp quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác dân số cả về nhân lực và kinh phí, vật chất; tham mƣu cho cấp ủy Đảng có sự chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cùng phối hợp về con ngƣời, kinh phí, phƣơng tiện sẵn có để thực hiện công tác dân số trên địa bàn.

năm, ngoài kinh phí đầu tƣ từ ngân sách Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số của Trung ƣơng; ngân sách địa phƣơng cân đối đảm bảo đủ nguồn kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác dân số.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số; hỗ trợ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ làm công tác dân số ở cơ sở; có chế độ khen thƣởng tƣơng xứng nhằm động viên, khuyến khích những cá nhân làm tốt công tác dân số.

Xây dựng nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ chính sách dân số, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt trong năm 2020 để thực hiện trong giai đoạn ổn định ngân sách tiếp theo (2021 – 2025).

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số nhằm nâng cao chất lƣợng dân số, đời sống của nhân dân, nhất là đối tƣợng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cƣờng huy động xã hội hóa, lồng ghép các chƣơng trình, dự án tại địa phƣơng. Phát triển thị trƣờng, đa dạng hóa các gói bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhà nƣớc, bảo hiểm thƣơng mại với nhiều mệnh giá tƣơng ứng các gói dịch vụ khác nhau để các nhóm dân số đặc thù đều bình đẳng trong việc tham gia và thụ hƣởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội.

3.2.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số

- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở theo hƣớng tinh gọn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ƣơng; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa

phƣơng, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất từ cấp tỉnh xuống cấp cơ sở. Có chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ không chuyên trách làm công tác dân số cấp xã và cộng tác viên dân số thôn bản, tổ dân phố.

+ Chuyển chức năng chuyên trách dân số cấp xã từ cán bộ không chuyên trách sang Trạm Y tế xã, giao cho một viên chức của Trạm Y tế, đồng thời chuyển biên chế viên chức y tế học đƣờng từ ngành giáo dục và đào tạo sang ngành Y tế để đảm nhiệm chức năng này.

+ Điều chỉnh Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, tăng mức thù lao cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số, ít nhất phải bằng mức thù lao cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản trƣớc đây.

-

iệm vụ trong tình hình mới. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, tổ dân phố.

- Triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất dùng chung theo chỉ đạo của Trung ƣơng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trên địa bàn tỉnh. Cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ, tạo thuận lợi cho ngƣời dân và tổ chức.

3.2.2.5. Phát huy vai trò các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân trong thực hiện chính sách dân số

Cần có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ để thực hiện các hoạt động của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đƣợc hiệu quả hơn; Đƣa nội dung, chƣơng trình, mục tiêu về giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 vào kế hoạch hoạt động của từng ban, ngành, đoàn thể để tiến hành thực hiện một cách đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Song, hàng năm căn cứ kết quả thực hiện để đánh giá, xếp loại, bổ nhiệm những cá nhân hay tập thể thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời nếu cá nhân hay tổ chức có cá nhân vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm làm gƣơng cho những cá nhân và tổ chức khác.

Huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc thực hiện công tác này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tự nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Đƣa công tác dân số thành một nội dung quan trọng trong chƣơng trình hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và xây dựng nông thôn mới; cán bộ, công chức, viên chức phải gƣơng mẫu, đi đầu trong tuyên truyền, vận động và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xem việc thực hiện chính sách dân số là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, phân loại chất lƣợng và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức vào các chức vụ lãnh đạo của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Tiểu kết chƣơng 3

Công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Đảng ta đã luôn đƣa ra các quan điểm về chính sách dân số phù hợp với từng thời kỳ, từ đó xác định rõ các định hƣớng và mục tiêu về dân số và phát triển trong thời gian tới. Công tác dân số của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua hoạt động có hiệu quả, duy trì mức sinh hợp lý, tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh, nâng cao chất lƣợng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản; chủ động tác động bằng chính sách, chƣơng trình cụ thể tạo ra cơ cấu dân số hợp lý, sự phân bố dân cƣ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về dân số còn có nhiều mặt hạn chế, xuất phát hạn chế đã đƣa ra bốn nhóm giải pháp chủ yếu thực quản lý nhà nƣớc tốt về dân số trong thời gian tới là: Nhóm lãnh đạo quản lý và điều hành; nhóm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý điều hành thực hiện chính sách; nhóm giải pháp thực hiện công tác chuyên môn, nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ DS-KHHGĐ và nhóm giải pháp công tác phối kết hợp các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác dân số.

KẾT LUẬN

Dân số là một nhân tố quan trọng của xã hội, dân số vừa đóng vai trò là nguồn lao động, đồng thời trong sự tồn tại, dân số ngày càng phát triển tiến bộ dần và có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Công tác dân số trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do áp lực của sự gia tăng dân số quá nhanh, mật độ dân số quá lớn nên trong giai đoạn vừa qua các hoạt động của chƣơng trình dân số mới tập trung chủ yếu vào mục tiêu giảm sinh mà chƣa thật sự chú trọng đến nội dung ổn định cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ đặc biệt là chất lƣợng dân số trong những năm gần đây của tỉnh nhƣ thế nào.

Dân số tăng nhanh, tỷ lệ phát triển dân số quá cao có tác động, ảnh hƣởng rất xấu tới các vấn đề tự nhiên, xã hội và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dân số ít cũng là một vấn đề lớn khi không có đủ nguồn nhân lực bảo đảm cho tồn tại, phát triển xã hội. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội chậm phát triển và dân số thấp nhất cả nƣớc, sau một thời gian đạt và duy trì đƣợc mức sinh thay thế thì mức sinh ở tỉnh đã tăng cao trở lại trong khi tỷ lệ tăng dân số không tăng lên, chất lƣợng dân số còn thấp, tỷ lệ giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân sổ ở tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)