Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, toàn tỉnh có 05 huyện và 01 thành phố. Quy mô dân số 852.800 ngƣời. Hà Nam đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con/1 phụ nữ từ năm 2005 và duy trì đến nay. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 62,3% dân số - dân số Hà Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân
số vàng. Về phân bố dân số: Dân số thành thị là 142.653 ngƣời chiếm 16,7%; dân số nông thôn là710.165 ngƣời chiếm 83,3%; mật độ dân số: 935 ngƣời/km2. Về chất lƣợng dân số: Tuổi thọ bình quân 74,7 tuổi. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng dân số đƣợc thực hiện đồng loạt từ tỉnh đến cơ sở, từ đó chất lƣợng dân số của Hà Nam đƣợc nâng lên qua các năm.
Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả công tác dân số của Hà Nam
1. Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thông qua việc ban hành văn bản chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí triển khai các hoạt động của công tác dân số, ngoài nguồn kinh phí chƣơng trình mục tiêu Trung ƣơng hỗ trợ, chính quyền 3 cấp: tỉnh, huyện, xã hằng năm đều cân đối ngân sách địa phƣơng đầu tƣ cho công tác dân số.
2. Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tỉnh đối với sự nghiệp dân số, đặc biệt là sự vào cuộc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh đoàn… thông qua Chƣơng trình phối hợp đƣợc ký kết giữa Sở Y tế với các đơn vị thực hiện công tác dân số theo từng giai đoạn.
3. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông, tƣ vấn, vận động đối tƣợng cho đội ngũ cán bộ dân số toàn tỉnh.
4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực dân số, đặc biệt là các kỹ thuật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi và hƣớng dẫn sinh con theo ý muốn.
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn trong quản lý nhà nước về dân số
Từ những kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về dân số của các tỉnh ở trên (1.3), cần rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc về dân số ở tỉnh Bắc Kạn nhƣ sau:
- Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân số, tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm; tăng
cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể với công tác dân số tại địa phƣơng. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền thực sự chăm lo công tác DS-KHHGĐ thì nơi đó tạo ra phong trào sôi nổi, thu đƣợc nhiều kết quả.
- Ổn định tổ chức, con ngƣời thực hiện công tác dân số: Con ngƣời là một nhân tố quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một chính sách hay một nghề nghiệp nào đó. Từ khi hình thành đến nay bộ máy của ngành dân số thay đổi liên tục, điều đó phần nào làm ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng làm việc của cán bộ làm việc. Vì vậy, để thành công công tác dân số thời gian tới, cần ổn định tổ chức từ tỉnh xuống huyện, xã, thôn bản, ổn định để phát huy tính năng động, lòng nhiệt tình trong công tác, góp phần lớn vào kết quả thực hiện chiến lƣợc dân số.
- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, thời gian qua nơi nào làm tốt công tác truyền thông giáo dục dân số, nơi đó có kết quả công tác dân số đạt hiệu quả cao. Đặc biệt chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có mức sinh cao, vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, để công tác dân số đạt đƣợc hiệu quả, cần tiếp tục duy trì, đổi mới công tác truyền thông - giáo dục.
- Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã, thị trấn. Đầu tƣ trang thiết bị, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phục vụ dịch vụ.
- Xây dựng chính sách và đầu tƣ cho công tác DS-KHHGĐ. Nguồn lực đầu tƣ cho các chƣơng trình dân số phải đƣợc đảm bảo, không cắt giảm.
- Bắc Kạn là tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội chƣa phát triển, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống còn nhiều khó khăn, vì vậy cần có chiến lƣợc dân số đặc thù của từng vùng và đối tƣợng khác nhau. Đặc biệt ƣu tiên đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Cần có chính sách phù hợp với ngƣời thực hiện chính sách dân số, đối với cán bộ thực hiện triển khai công
tác dân số ở cơ sở. Công tác dân số luôn gắn liền với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Thực hiện tốt công tác giảm sinh, ổn định quy mô dân số là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 của luận văn đã làm rõ những nội dung: Lý luận về dân số; quản lý nhà nƣớc về dân số; vai trò của quản lý nhà nƣớc về dân số; nội dung quản lý nhà nƣớc về dân số và thực tiễn kinh nghiệm công tác dân số của một số tỉnh, từ đó đƣa ra bài học mang tính lý luận và thực tiễn cho công tác quản lý nhà nƣớc về dân số của tỉnh Bắc Kạn.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc về dân số luôn đƣợc xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, quản lý nhà nƣớc về dân số thƣờng gặp nhiều khó khăn do con ngƣời vừa là chủ quản lý đồng thời cũng là đối tƣợng bị quản lý, bên cạnh đó nó còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phƣơng. Làm tốt công tác dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Công tác dân số thƣờng gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của từng địa phƣơng, do đó cần phân tích, đánh giá đƣợc những khó khăn, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về dân số ở địa phƣơng và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt tồn tại đó, thực hiện có hiệu quả công tác dân số ở địa phƣơng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DÂN SỐ Ở TỈNH BẮC KẠN
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình dân số ở Bắc Kạn hiện nay số ở Bắc Kạn hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
2.1.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong lục địa, địa hình tự nhiên có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt phức tạp nên không thuận lợi cho phát triển giao thông, mật độ dân số thấp. Trục giao thông chính của tỉnh là Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng, tỉnh Cao Bằng, đoạn qua tỉnh dài 123,5 km hiện đã đƣợc cải tạo nâng cấp nên việc vận chuyển hàng hoá khá thuận lợi. Trung tâm thành phố Bắc Kạn, tỉnh lỵ cách Thủ đô Hà Nội 170 km, khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn khoảng 200 km, đƣờng bộ từ thành phố Bắc Kạn đến Sân bay Nội Bài 150 km và Cảng Hải Phòng trên 200 km. Do đó, việc giao lƣu thông thƣơng hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến đƣờng: Quốc lộ 279 từ Lạng San, huyện Na Rì, qua huyện Ngân Sơn, Ba Bể, sang tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ Xuất Hoá - thành phố Bắc Kạn, qua Na Rì, sang huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn.
Điều kiện khí hậu: Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhƣng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hƣớng núi. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 10 dƣơng lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, cao nhất 280C, thấp nhất 100C. Lƣợng mƣa trung bình năm vào khoảng 1.600 - 2.100 mm phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực. Các tháng mùa mƣa chiếm tới 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 20 - 30% thời kỳ khô hạn nhất là vào các tháng 12, 1, 2, 3.
2.1.1.2. Điều kiện phát triển và tìnhhình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn là 4.859 km², dân số năm 2019 là 314.320 ngƣời (theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019), gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,75%, khu vực nông thôn là 79,25%.
Tài nguyên khoáng sản của Bắc Kạn khá phong phú, đa dạng với 273 mỏ và điểm khoáng sản với một số loại khoáng sản chính: Sắt, chì kẽm, đá hoa, đá vôi trắng, đá vôi, vật liệu xây dựng thông thƣờng và một số loại khoáng sản khác nhƣ vàng, mangan, đồng, nhôm, thủy ngân, thiếc - vonfram… nhƣng trữ lƣợng không cao, chủ yếu khai thác tận thu.
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, trong đó: Đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159ha, chiếm 4,35%; đất chƣa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tƣơng đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lƣợng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.
Là một tỉnh miền núi, Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng khá đa dạng với 375.337ha đất lâm nghiệp, chiếm 90,87% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, đất rừng sản xuất có 245.836ha, chiếm 65,5%; đất rừng phòng hộ là 107.513ha, chiếm 28,64%; đất rừng đặc dụng là 21.988ha, chiếm 5,86%.
Bắc Kạn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, với điểm đến lý tƣởng nhất chính là Vƣờn Quốc gia Ba Bể. Vƣờn Quốc gia Ba Bể có diện tích 10.048ha, nằm trong vùng núi đá vôi Caxtơ cổ, có cấu tạo địa chất đặc biệt, nhiều núi cao, hang động, sông hồ, suối ngầm, tạo nên cảnh quan đặc biệt hấp dẫn.
Thực tế đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn còn rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt thấp, cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 34,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng 18,3%; khu vực dịch vụ 43,6%; khu vực thuế sản phẩm 3,6%. Tổng giá trị gia tăng GRDP trên địa bàn năm 2018 đạt 6.596,7 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2018 đạt 30 triệu đồng. Thu ngân sách hàng năm đạt thấp (năm 2018 đạt 610 tỷ đồng). Toàn tỉnh đến nay mới có 15/122 xã đạt chuẩn và đƣợc công nhận xã nông thôn mới và bình quân mỗi xã đạt 10,9 tiêu chí; có 85 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, 104 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Cải cách hành chính chƣa có sự thay đổi rõ nét, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn hạn chế.
Hiện nay, toàn tỉnh có 87% số hộ dân nông thôn sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 55% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; số hộ nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh tăng lên 36% so với năm 2008, 15/122 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Về giao thông, Bắc Kạn đã đầu tƣ nâng cấp trên 400km đƣờng tỉnh, đƣờng huyện, trên 500km đƣờng giao thông nông thôn, duy tu bảo dƣỡng trên 500km đƣờng tỉnh, huyện, 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, 49 xã/112 xã có đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông
hoá đạt chuẩn. Đến nay, đã có 100% xã có điện lƣới quốc gia, nâng tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lên 92,4%
2.1.2. Thực trạng dân số ở tỉnh Bắc Kạn
2.1.2.1. Về quy mô dân số:
Bắc Kạn là tỉnh có dân số ít nhất cả nƣớc, theo số liệu thông báo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ƣơng, dân số Bắc Kạn là 313.905 ngƣời.
Thực hiện cuộc vận động “ Hãy dừng lại ở hai con để nuôi và dạy cho tốt”, đa số các cặp vợ chồng và ngƣời dân đã tích cực hƣởng ứng, có chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Mô hình gia đình ít con ngày càng đƣợc chấp nhận rộng rãi. Hằng năm, tốc độ gia tăng dân số của tỉnh đều dƣới 1% (giai đoạn 2009 - 2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân của tỉnh Bắc Kạn là 0,66% trong khi tỷ lệ chung của cả nƣớc là 1,14%). Số trẻ sinh ra hàng năm trung bình từ 4.700 đến 4.800 trẻ và có xu hƣớng giảm đi trong những năm gần đây.
Bắc Kạn đạt đƣợc mức sinh thay thế vào năm 2008, sớm nhất khu vực miền núi phía Bắc và duy trì đƣợc trong một số năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Dân số - KHHGĐ thì từ năm 2015, mức sinh của tỉnh Bắc Kạn đã tăng cao trở lại (năm 2018, dự báo sơ bộ số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là 2,23). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây có chiều hƣớng tăng lên (năm 2018 là 8,94%, tăng 1,19% so với năm 2017; năm 2017 là 7,75%, tăng 0,42% so với năm 2016).
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm của cả tỉnh còn thấp và giảm đi trong các năm gần đây (năm 2009 đạt 74,5%, năm 2018 tỷ lệ này là 65,6%).
Biểu: Tổng số trẻ sinh ra hàng năm tỉnh Bắc Kạn (2009 – 2018) Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số trẻ 4.75 6 4.67 9 4.64 7 5.34 3 5.22 5 4.75 3 4.89 1 4.73 3 4.75 1 4.18 4 Nguồn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn
Biểu: Tổng tỷ suất sinh (TFR) tỉnh Bắc Kạn (hàng năm, 2009 – 2018) Nă m 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 201 5 201 6 201 7 201 8 TF R 2,12 2,07 1,84 1,85 1,91 2,3 2,11 2,07 2,42 2,4 2, 37 2,23 Nguồn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn
Biểu: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thống kê theo các huyện, thị xã
Đơn vị tính: % Stt Huyện, TP Năm 2009 2015 2016 2017 2018 1 Huyện Ba Bể 72.2 70.2 62.3 59.8 57.1 2 Huyện Bạch Thông 70.1 69.5 68.2 66.9 64.5 3 Huyện Chợ Đồn 76.3 69.9 67.9 65.4 68.8 4 Huyện Chợ Mới 75.9 67.8 66.3 67.0 69.7 5 Huyện Na Rì 77.0 74.0 74.6 73.0 74.6