2.1.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong lục địa, địa hình tự nhiên có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt phức tạp nên không thuận lợi cho phát triển giao thông, mật độ dân số thấp. Trục giao thông chính của tỉnh là Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng, tỉnh Cao Bằng, đoạn qua tỉnh dài 123,5 km hiện đã đƣợc cải tạo nâng cấp nên việc vận chuyển hàng hoá khá thuận lợi. Trung tâm thành phố Bắc Kạn, tỉnh lỵ cách Thủ đô Hà Nội 170 km, khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn khoảng 200 km, đƣờng bộ từ thành phố Bắc Kạn đến Sân bay Nội Bài 150 km và Cảng Hải Phòng trên 200 km. Do đó, việc giao lƣu thông thƣơng hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến đƣờng: Quốc lộ 279 từ Lạng San, huyện Na Rì, qua huyện Ngân Sơn, Ba Bể, sang tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ Xuất Hoá - thành phố Bắc Kạn, qua Na Rì, sang huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn.
Điều kiện khí hậu: Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhƣng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hƣớng núi. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 10 dƣơng lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, cao nhất 280C, thấp nhất 100C. Lƣợng mƣa trung bình năm vào khoảng 1.600 - 2.100 mm phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực. Các tháng mùa mƣa chiếm tới 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 20 - 30% thời kỳ khô hạn nhất là vào các tháng 12, 1, 2, 3.
2.1.1.2. Điều kiện phát triển và tìnhhình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn là 4.859 km², dân số năm 2019 là 314.320 ngƣời (theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019), gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,75%, khu vực nông thôn là 79,25%.
Tài nguyên khoáng sản của Bắc Kạn khá phong phú, đa dạng với 273 mỏ và điểm khoáng sản với một số loại khoáng sản chính: Sắt, chì kẽm, đá hoa, đá vôi trắng, đá vôi, vật liệu xây dựng thông thƣờng và một số loại khoáng sản khác nhƣ vàng, mangan, đồng, nhôm, thủy ngân, thiếc - vonfram… nhƣng trữ lƣợng không cao, chủ yếu khai thác tận thu.
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, trong đó: Đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159ha, chiếm 4,35%; đất chƣa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tƣơng đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lƣợng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.
Là một tỉnh miền núi, Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng khá đa dạng với 375.337ha đất lâm nghiệp, chiếm 90,87% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, đất rừng sản xuất có 245.836ha, chiếm 65,5%; đất rừng phòng hộ là 107.513ha, chiếm 28,64%; đất rừng đặc dụng là 21.988ha, chiếm 5,86%.
Bắc Kạn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, với điểm đến lý tƣởng nhất chính là Vƣờn Quốc gia Ba Bể. Vƣờn Quốc gia Ba Bể có diện tích 10.048ha, nằm trong vùng núi đá vôi Caxtơ cổ, có cấu tạo địa chất đặc biệt, nhiều núi cao, hang động, sông hồ, suối ngầm, tạo nên cảnh quan đặc biệt hấp dẫn.
Thực tế đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn còn rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt thấp, cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 34,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng 18,3%; khu vực dịch vụ 43,6%; khu vực thuế sản phẩm 3,6%. Tổng giá trị gia tăng GRDP trên địa bàn năm 2018 đạt 6.596,7 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2018 đạt 30 triệu đồng. Thu ngân sách hàng năm đạt thấp (năm 2018 đạt 610 tỷ đồng). Toàn tỉnh đến nay mới có 15/122 xã đạt chuẩn và đƣợc công nhận xã nông thôn mới và bình quân mỗi xã đạt 10,9 tiêu chí; có 85 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, 104 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Cải cách hành chính chƣa có sự thay đổi rõ nét, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn hạn chế.
Hiện nay, toàn tỉnh có 87% số hộ dân nông thôn sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 55% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; số hộ nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh tăng lên 36% so với năm 2008, 15/122 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Về giao thông, Bắc Kạn đã đầu tƣ nâng cấp trên 400km đƣờng tỉnh, đƣờng huyện, trên 500km đƣờng giao thông nông thôn, duy tu bảo dƣỡng trên 500km đƣờng tỉnh, huyện, 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, 49 xã/112 xã có đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông
hoá đạt chuẩn. Đến nay, đã có 100% xã có điện lƣới quốc gia, nâng tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lên 92,4%