Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về dân số ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân sổ ở tỉnh bắc kạn (Trang 65)

dân số ở tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã cố gắng nỗ lực thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về dân số - KHHGĐ và đạt đƣợc những kết quả:

Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản, nghị quyết, pháp lệnh, quyết định, chỉ

thị của Bộ Chính trị, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế thì thời gian qua đã có nhiều văn bản của địa phƣơng cụ thể hóa chính sách dân số - KHHGĐ của cấp trên tại địa phƣơng. Đặc biệt là việc ban hành một hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp với đặc thù điều kiện cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nƣớc, tổ chức thực hiện công tác dân số - KHHGĐ có hiệu quả. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tích cực ban hành các chính sách để triển khai công tác dân số - KHHGĐ phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.

Thứ hai, sau sự thay đổi mô hình tổ chức bộ máy năm 2008, tổ chức bộ

máy Dân số - KHHGĐ sớm đƣợc kiện toàn, củng cố và đi vào hoạt động ổn định từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới và phù hợp với sự chuyển hƣớng toàn diện về nội dung của chƣơng trình dân số - KHHGĐ. Thực hiện chỉ đạo của Trung ƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 11/6/2008 thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ và thành lập 08 Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện, góp phần nhanh chóng ổn định về mặt tổ chức và hoạt động hiệu quả. Tuyến xã, các chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác DS- KHHGĐ đƣợc quan tâm, đầu tƣ ngân sách địa phƣơng thực hiện chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Qua đó, đội ngũ này thực hiện hiệu quả việc thu thập, cập nhật thông tin biến động về dân số - KHHGĐ và tƣ vấn, tuyên truyền vận động trực tiếp công tác dân số tại cộng đồng.

Thứ ba, chính sách và nguồn lực đƣợc quan tâm đầu tƣ. Bên cạnh nguồn kinh phí Trung ƣơng cấp từ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Dân số - KHHGĐ trƣớc đây và Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số hiện nay, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ hàng năm từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng để hỗ trợ thực hiện các hoạt động chƣơng trình dân số.

Thứ tư, việc phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các hoạt

động truyền thông, vận động, giáo dục đã thay đổi nhận thức, thái độ hành vi về dân số - KHHGĐ của các nhóm đối tƣợng. Quy mô gia đình ít con ngày càng đƣợc chấp nhận rộng rãi; hiểu biết và thực hành về sức khỏe sinh sản của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt, góp phần thúc đẩy việc xây dựng chính sách, huy động nguồn lực và tạo môi trƣờng xã hội thuận lợi cho công tác dân số - KHHGĐ.

Thứ năm, việc thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng

dân số đạt một số kết quả tốt. Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đã đạt sớm hơn so với kế hoạch.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế trong quản lý nhà nước về dân số

Một là, trong khoảng thời gian 10 năm gần đây nhiều lần có sự thay đổi

về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ dân số ở địa phƣơng (nhất là cấp huyện, cấp cơ sở); đội ngũ cán bộ làm công tác dân số chƣa thật sự yên tâm công tác. Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên ở cơ sở còn hạn chế, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện và kết quả một số hoạt động, chƣơng trình, dự án dân số.

Giai đoạn 2007 – 2008, sự thay đổi toàn bộ tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số - KHHGĐ ở tuyến tỉnh, tuyến huyện đã gây xáo trộn đến tâm lý công chức, viên chức dân số cũng nhƣ hệ thống cung cấp thông tin, hệ thống kho dữ liệu điện tử dân cƣ. Tuy nhiên, những khó khăn

này nhanh chóng đƣợc khắc phục và đội ngũ những ngƣời làm công tác dân số - KHHGĐ ở cơ sở vẫn đƣợc giữ nguyên nên công tác dân số cũng đã sớm trở lại ổn định.

Thời gian 6 tháng đầu năm 2019, với sự thay đổi số lƣợng lớn đội ngũ những ngƣời làm công tác dân số - KHHGĐ ở cấp xã, cấp thôn đã ảnh hƣởng rất lớn đến đến hoạt động dân số ở cơ sở. Đa số ngƣời làm công tác dân số ở cấp xã kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ của ban, đoàn thể khác nên ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đi dự giao ban công tác dân số, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ dân số, chỉ đạo cộng tác viên dân số - KHHGĐ thôn bản thực hiện các hoạt động và thu thập thông tin, số liệu báo cáo…; do đó, hiệu quả tham mƣu, thực hiện công tác dân số ở cơ sở cũng bị ảnh hƣởng. Tâm lý đại đa số nhân viên y tế thôn bản mới kiêm nhiệm cộng tác viên dân số không nhiệt tình công tác, lại chƣa đƣợc trang bị kiến thức mới nên khó khăn trong tiếp cận công việc, thu thập thông tin, số liệu báo cáo… Có thể nói, hoạt động thu thập thông tin biến động dân số gần nhƣ bị tê liệt trong Quý I năm 2019 và đến Quý III vẫn chƣa đạt đƣợc yêu cầu.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/7/2019, Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ sáp nhập vào Trung tâm Y tế, trở thành một phòng của Trung tâm Y tế thuộc Sở Y tế cũng có những khó khăn, hạn chế trong hoạt động, do chƣa có thông tƣ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế tuyến huyện đa chức năng. Ở một số Trung tâm Y tế, viên chức dân số đƣợc điều động, trƣng tập hỗ trợ công việc cho một số bộ phận khác trong đơn vị nên không đủ nhân lực, thời gian thực hiện nhiệm vụ chƣơng trình dân số. Trƣớc đó, một số viên chức dân số đã xin chuyển đi cơ quan, đơn vị khác do không yên tâm công tác. Việc giao ban chung công tác Y tế và Dân số ở cấp huyện, cấp xã hằng tháng còn có những bất cập (về thời gian, thành phần) cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả giao ban công tác dân số.

Hai là, nhận thức về công tác dân số và ý thức chấp hành thực hiện chính sách, pháp luật về dân số của một bộ phận nhân dân và cán bộ chƣa cao. Không ít cán bộ vãn chỉ quan niệm công tác dân số chỉ là KHHGĐ, chủ quan với những kết quả đạt đƣợc về mức sinh, không nắm đƣợc những thay đổi về nội dung công tác dân số hiện nay cũng nhƣ tình hình dân số của địa phƣơng. Ban chỉ đạo Công tác dân số cấp tỉnh không còn tồn tại độc lập mà đã nhập vào Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, một số huyện cũng đã thực hiện theo mô hình này. Tƣ tƣởng muốn có con trai nối dõi tông đƣờng vẫn còn ảnh hƣởng không nhỏ trong một bộ phận nhân dân, thậm chí cả trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức. Số đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên sai chính sách dân số tăng lên trong các năm gần đây.

Ba là, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện thiếu thƣờng xuyên, nhất là đối với cấp cơ sở. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh đƣợc triển khai nhƣng chƣa đạt hiệu quả mong muốn. Việc xử lý các trƣờng hợp vi phạm chính sách dân số mà đối tƣợng là nhân dân khó và chƣa nghiêm, do chƣa có chế tài quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ dựa vào cam kết của ngƣời dân thông qua hƣơng ƣớc, quy ƣớc xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa.

Bốn là, nhiều vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng dân số chƣa đƣợc

giải quyết tốt:

- Tổng tỷ suất sinh của cả tỉnh tăng trở lại sau một thời gian sớm đạt đƣợc mức sinh thay thế, có sự chênh lệch nhau giữa các địa phƣơng cấp huyện; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tăng và cao hơn ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;...

- Tỷ số giới tính khi sinh không cao so với mặt bằng chung toàn quốc nhƣng vẫn cao hơn mức bình thƣờng và không ổn định, có nguy cơ tăng cao.

- Chất lƣợng dân số chậm đƣợc cải thiện: Chỉ số phát triển con ngƣời tăng lên nhƣng Bắc Kạn vẫn nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số phát triển con

ngƣời ở mức thấp. Tuổi thọ có tăng nhƣng vẫn thấp hơn so với tuổi thọ của toàn quốc. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi ngày càng tăng nhƣng chế độ an sinh xã hội chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời cao tuổi. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhiều vấn đề về KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản chƣa đƣợc giải quyết tốt: Số lƣợng cơ sở và chất lƣợng dịch vụ KHHGĐ ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Chƣơng trình tiếp thị xã hội và xã hội hóa phƣơng tiện tránh thai còn yếu do thu nhập của ngƣời dân thấp và ngƣời dân địa phƣơng miền núi chƣa có thói quen sử dụng phƣơng tiện tránh thai phải trả tiền. Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ một số nơi còn bất cập, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Các biện pháp tránh thai tuy phong phú, đa dạng nhƣng chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu ngƣời dân.

- Công tác tuyên truyền vận động chƣa thật phù hợp với đặc điểm vùng, miền; sản phẩm truyền thông chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng, chất lƣợng, còn thiếu các sản phẩm dành cho đối tƣợng là đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ chuyên môn, kỹ năng tƣ vấn và kỹ năng truyền đạt thông tin của đội ngũ làm công tác truyền thông tƣ vấn ở cơ sở còn yếu.

Năm là, kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc, nhất là ngân sách địa phƣơng

đầu tƣ cho dân số chƣa đáp ứng các hoạt động cơ bản nhƣ truyền thông, thực hiện các mô hình, đề án dân số đã đƣợc Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng phê duyệt. Các năm từ 2012 - 2018, mỗi năm kinh phí địa phƣơng chi cho dân số - KHHGĐ là từ 7,2 - 7,6 tỉ đồng nhƣng chủ yếu là chi cho phụ cấp cán bộ dân số xã, thù lao cộng tác viên dân số thôn bản, chi cho các hoạt động dân số chỉ khoảng 1 tỉ đồng. Kinh phí Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số do Trung ƣơng cấp hỗ trợ cho kiểm tra, giám sát chƣơng trình và truyền thông dân số không đƣợc tỉnh cấp đủ cho Chi cục Dân số - KHHGĐ để thực hiện nhiệm vụ này. Tình trạng xây dựng kế hoạch phê duyệt nội dung, kinh phí hoạt động các Chƣơng trình y tế - dân số chậm vẫn còn tồn tại.

Sáu là, thông tin, số liệu và nghiên cứu khoa học về DS-KHHGĐ chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách trong tƣơng lai. Công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo các vấn đề DS-KHHGĐ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, điều hành. Việc lồng ghép các biến dân số vào công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển chƣa thật sự đƣợc quan tâm, chƣa trở thành quy trình bắt buộc trong công tác kế hoạch hóa và hoạch định của các ngành, các địa phƣơng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, một số cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở có biểu hiện chủ

quan, vội bằng lòng với kết quả mới đạt đƣợc, buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo. Sự phối hợp của một số cơ quan, ban ngành trong tổ chức thực hiện công tác dân số - KHHGĐ chƣa đƣợc thƣờng xuyên, thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Không ít cán bộ lãnh đạo chƣa thật sự quan tâm đến công tác dân số, chƣa thực sự nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và văn bản của Nhà nƣớc về công tác dân số trong tình hình mới, không quan tâm nắm thực trạng các vấn đề dân số của địa phƣơng.

Thứ hai, hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện còn bất cập,

hạn chế nhƣ chƣa xác định rõ một số nội dung ƣu tiên trong lĩnh vực dân số. Ban chỉ đạo Công tác dân số ở tỉnh và nhiều nơi không dực duy trì, kiện toàn và hoạt động theo quy định và chỉ đạo của cấp trên. Hệ thống thu thập thông tin số liệu chuyên ngành thiếu chính xác, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác dân số và trình độ cán bộ dân số cơ sở.

Thứ ba, thiếu sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và các

cơ quan liên quan thực hiện công tác truyền thông dân số. Nhiều thôn, bản, tổ dân phố chƣa đƣa đƣợc các chính sách dân số vào hƣơng ƣớc, quy ƣớc và thực hiện cũng chƣa thực sự nghiêm túc, việc xử lý các vi phạm chƣa đồng bộ và triệt để, còn tâm lý nể nang nên dẫn đến việc một số bộ phận nhân dân không nghiêm túc chấp hành.

Thứ tư, không có sự thống nhất và ổn định về tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số. Sự thay đổi tổ chức bộ máy đã tác động không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện, tạo nên tƣ tƣởng không an tâm công tác cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, không tạo điều kiện cho đội ngũ này toàn tâm toàn ý với công việc đƣợc giao.

Thứ năm, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ gặp nhiều

khó khăn do địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa bị chia cắt, mật độ dân cƣ thƣa thớt. Nhân lực đáp ứng dịch vụ kỹ thuật CSSKSS còn thiếu và trình độ chuyên môn chƣa đồng đều, trang thiết bị chƣa đầy đủ để đáp ứng các yêu cầu tƣ vấn và dịch vụ chuyên môn kỹ thuật về SKSS/KHHGĐ.

Thứ sáu, kinh tế - xã hội địa phƣơng còn nhiều khó khăn, phong tục tập

quán một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn lạc hậu ảnh hƣởng không nhỏ tới việc thực hiện các chính sách dân số - KHHGĐ. Kinh phí đầu tƣ của các địa phƣơng cấp huyện cho công tác dân số rất nhỏ do ngân sách hạn hẹp và nhận thức của lãnh đạo một số địa phƣơng về công tác dân số. Ngƣời dân vùng sâu vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số còn những tƣ tƣởng cổ hủ do phong tục tập quán và ý thức trông chờ, ỷ lại ở nhà nƣớc đã ảnh hƣởng không nhỏ tới thực hiện các chính sách dân số của Nhà nƣớc.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn cũng nhƣ tình hình thực hiện công tác dân số của tỉnh, Chƣơng 2 của luận văn đã khái quát thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về dân số ở hai góc độ: Thực trạng về ban hành quy định pháp luật và thực trạng về bộ máy quản lý nhà nƣớc. Trên cơ sở khái quát chung, luận văn đã đƣa ra đánh giá ƣu, nhƣợc điểm và chỉ ra nguyên nhân của tình trạng.

Bắc Kạn là tỉnh có quy mô dân số nhỏ nhất cả nƣớc. Quy mô dân số là yếu tố ảnh cơ bản có tác động, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Vì vậy điều chỉnh quy mô dân số hợp lý là điều kiện cần thiết đối với sự phát triển của tỉnh.

Cơ cấu dân số của tỉnh Bắc Kạn đang bƣớc vào cơ cấu dân số vàng, đó là một trong những điều kiện thuận lợi để có nguồn nhân lực dồi dào để thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân sổ ở tỉnh bắc kạn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)