Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩmđối với các sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 29)

với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản

1.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:

Một là, hoạch định chính sách và triển khai các chương trình nhằm

Đây là nội dung quan trọng trong công tác QLNN về ATTP, bởi lẽ đây là hoạt đông có tính định hướng cho mọi hoạt động quản lý là tiền đề để đi vào cuộc sống, mang lại hiêu quả cao. Ngược lại việc hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hơp với thực tế, thiếu tính khả thi, sẽ mang lai hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cuc bộ, mà nó còn ảnh hưởng lâu dài đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Chính sách muốn đi vào thực tiễn đòi hỏi các hoạch định chính sách được cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc thi hành trên thực tiễn cuộc sống, song bên cạnh đó, các chính sách này còn bao gồm cả phương án, hành động không mang tính bắt buộc mà có tính định hướng, kích thích sự phát triển. Việc hoạch định chính sách này tập trung vào các vấn đề như:

Thứ nhất, Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành

về bảo đảm ATTP, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm;

Thứ hai, sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư

nghiên cứu khoa hoc và ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc phân tích nguy cơ đối với ATTP; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiêm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiêm phân tích hiện có phục vụ công tác quản lý ATTP.

Thứ ba, khuyến khích các cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi

mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn;

Thứ tư, Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt

buộc áp dụng hệ Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiêp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm

tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý ATTP tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thỏa

thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm, nhất là đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Thứ sáu, khen thương kịp thời các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh

doanh thực phẩm an toàn;

Thứ bảy, khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá

nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm ATTP;

Thứ tám, tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền,

giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.

Hai là, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các chính sách trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP là bước cụ thể hóa các văn bản quản lý đã được ban hành. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý đưa hoạt động của các đối tương bị quản lý và chính cơ quan quản lý vào một khuôn khổ nhất định thông qua các quyết định hành chính. Trong quá trình hoạt động của mình, cơ quan QLNN về ATTP xem xét, cân nhắc để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất từ đó thực hiện chức năng quản lý của mình. Theo đó, các cơ quan QLNN tùy theo chức năng và trách nhiệm của mình, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hơp quy định ATTP; cấp giấy chưng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sơ sản xuất, kinh doanh các phẩm nông, lâm, thủy sản.

Ba là, việc thông tin, báo cáo công tác an toàn thực phẩm

Chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động QLNN nói chung, và trong hoạt động QLNN về ATTP nói riêng là một hoạt động không thể thiếu trong công tác QLNN. Trong hoạt động QLNN về ATTP việc báo cáo kết quả là một nhiệm vụ đã được luật định theo đó, các cơ quan QLNN trách nhiệm thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định, qua đó vấn đề ATTP được công khai rộng rãi giúp người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm có một thông tin rõ ràng về thực trạng ATTP trong cả nước cũng như tại từng địa phương.

Bốn là tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ công chức.

Hiện nay, theo quy định của Luật ATTP 2010, có 03 Bộ chịu trách nhiệm chính trong quản lý ATTP, gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và có sự phân công phối hợp cụ thể trách nhiệm quản lý ATTP của các bộ đối với từng nhóm sản phẩm tại Điều 62, 63, 64. Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về ATTP. Tại 03 Bộ này đều có các đơn vị chuyên môn phụ trách. Ngoài ra còn có, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP được thành lập do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban để chỉ đạo viêc phối họp hoạt động giữa các Bộ. Còn tại các địa phương cũng có trách nhiệm bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình quản lý.

Năm là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng trong công tác QLNN nói chung, chức năng này góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của QLNN. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiên kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi pham pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa.

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Thanh tra ATTP là thanh tra chuyên ngành do ngành Y tế, ngành Nông nghiêp và phát triển nông thôn, ngành Công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Trong QLNN về ATTP trong lĩnh vực Nông nghiệp thì hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi pham pháp luật về ATTP do lực lương thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sáu là, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm cũng là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN về ATTP nhằm nâng cao nhận thức của người dân góp phần thay đổi hành vi trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)