* Về kinh tế:
Trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn liên quan đến điều kiện sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ, khủng hoảng kinh tế thế giới, những năm qua nền kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, thu ngân sách và đầu tư phát triển ngày một gia tăng, các ngành, các lĩnh vực đều phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, vị trí, vai trò của Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức lớn liên quan đến yêu cầu của hội nhập kinh tế, mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cũng như các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, việc tiêu thụ một số nông sản và chăn nuôi còn khó khăn,… tạo ra những thách thức trong trưởng kinh tế của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2013 - 2018 là 13,25%/năm trong đó:
-Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 5,9 %/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2012 là 4,3%/năm, tăng 1,6%/năm so với giai đoạn 2007 - 2012.
đoạn 2013 - 2018 là 15,5%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2012 là 20,3%/năm, tăng 5,2%/năm so với giai đoạn 2007 - 2012.
-Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007– 2012 là 7,6%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013 - 2018 là 10,1%/năm, tăng 3,5%/năm so với giai đoạn 2007 - 2012.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2018
Chỉ tiêu 2013 2014 2016 2017 2018
Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, Lâm, Ngư nghiệp 31,9 29,9 29,3 25,1 19,3 Công nghiệp, xây dựng 32,9 36,0 38,1 43,0 53,9 Dịch vụ - Du lịch 35,2 34,1 32,6 31,9 26,8
Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê Quảng Ngãi
Đến năm 2018, toàn tỉnh có 16/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp tăng; trong đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động vượt công suất (6,85 triệu tấn). Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,6%; kim ngạch xuất khẩu vượt 20% và kim ngạch nhập khẩu vượt 19,1% so với kế hoạch; thu ngân sách đạt 133,4% dự toán; tín dụng ngân hàng ổn định, nợ xấu trong tầm kiểm soát. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thu hút đầu tư duy trì, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 51.224,84 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 9,6% so với năm 2017, vượt 3,5% so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 52,01% (kế hoạch 53- 54%); dịch vụ 30,17% (kế hoạch 28-29%); nông, lâm nghiệp và thủy sản
17,82% (kế hoạch 18-19%).
GRDP bình quân đần người (giá hiện hành) đạt 57,8 triệu đồng/người, tương đương 2.514 USD/người, đạt kế hoạch.Tổng mức bản lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 51.018,7 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2017, đạt 100% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 540 triệu USD, tăng 17,9% so với năm 2017, vượt 20% kế hoạch. Trong năm có thêm 05 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với kim ngạch 18,5 triệu USD.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 29.594 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2017, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch: 27.000-29.000 tỷ đồng). Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 20.103,2 tỷ đồng, tăng 37,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao; trong đó: thu nội địa ước đạt 16.735,9 tỷ đồng, tăng 19,7%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 3.312,3 tỷ đồng, tăng 943,3%.
Nhìn chung, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đạt được những kết quả trên là nỗ lực đáng ghi nhận trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* Về văn hóa - xã hội
Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2011 - 2015 giải quyết được 35 - 38 ngàn việc làm cho người dân, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ nâng lên 38 - 45 ngàn việc làm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 35% vào năm 2015 và 42% năm 2020. Tăng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vào năm 2020 lên khoảng 1,2 lần. Phấn đấu đến năm 2020 chỉ còn dưới 6% số hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới). Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội đảm bảo đời sống, sức khỏe cho nhân dân. Giảm dần tốc độ tăng dân số, thời kỳ 2011 - 2015 còn 0,9%/năm và 0,87%/năm thời kỳ 2016 - 2020.
Tiếp tục đổi mới phương pháp, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng, sửa chữa, chống xuống cấp các trường, lớp học đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm 2018 - 2019.
Chất lượng khám, chữa bệnh và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ у bác sỹ, nhân viên trong các cơ sở у tế có bước cải thiện. Hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục công trình nâng cấp, sửa chữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 04 trạm у tế xã. Trong năm, có thêm 07 xã đạt tiêu chí quốc gia về у tế, nâng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế của tỉnh lên con số 154 (chiếm 83,7% số xã, phường, thị trấn). Hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị у tế trực thuộc theo hướng thu gọn đầu mối, giảm 07 đơn vị.
Công tác đền ơn, đáp nghĩa, an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Tập trung xét duyệt 2.498 hồ sơ hưởng ưu đãi người có công; cơ bản giải quyết xong hồ sơ người có công tồn đọng. Trong năm, có hơn 1.200 doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề tham gia tuyển dụng, tuyển sinh giải quyết việc làm trong nước cho 7.833 lao động. Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; ước đến 31/12/2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 9,57%, giảm 1,59%; trong đó, miền núi còn 31,5%, giảm 5,47% so với cuối năm 2017.
Công tác dân tộc tiếp tục được quan tâm thông qua việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ. Triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, dự án nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, xã hội. Hoàn thành 4/6 điểm định canh, định cư tập trung tại các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Ba Tơ và Minh Long. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi, rộng khắp; công tác bảo tồn di tích được chú trọng. Hoạt động du lịch có bước chuyển biến tích cực, lượng khách đến tham quan tại tỉnh tăng mạnh. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.