Về sản xuất sản phẩm thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 67)

Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã xác định việc tái cơ cấu ngành thuỷ sản là phát triển ngành thuỷ sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là một mục tiêu quan trọng. Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 4,6% /năm, chiếm 33,4% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thuỷ sản ở mức 150.000 - 160.000 tấn/năm; số lượng tàu thuyền giảm; giảm dần tàu cá có công suất nhỏ dưới 90CV và tăng dần tàu có công suất 400CV trở lên.

Để phát triển và khai thác thuỷ sản bền vững, ngoài việc giảm khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt và khai thác thuỷ sản gần bờ, ngành thuỷ sản Quảng Ngãi cũng tập trung phát triển đầu tư công nghệ, hiện đại hoá các tàu thuyền và xác định tăng tỷ lệ nuôi trồng thuỷ sản. Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi thuỷ sản đạt 2.500 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 10.000 tấn/năm.

Đặc biệt, Quảng Ngãi có 5 huyện, 01 thành phố ven biển trải dài khoảng 130km, với 6 cửa biển lớn và 1 huyện đảo. Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi luôn có truyền thống gắn liền với nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Quảng Ngãi, kinh tế thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó, việc đánh bắt thuỷ hải sản theo hướng hiện đại, bền vững gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó trong thời gian vừa qua Chính phủ và UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển hiện đại hóa bước đầu đã đem lại hiệu quả và nhờ có chủ trương này, nhiều ngư dân có điều kiện tiếp cận và trang bị cho con tàu các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo

an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động, khai thác trên biển. Các tổ đội sản xuất được thành lập giúp ngư dân trao đổi thông tin về ngư trường, thời tiết, các rủi ro khác từ đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro.

Các chính sách hỗ trợ giúp ngư dân yên tâm bám biển trong điều kiện thị trường luôn có sự biến động khó lường. Chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai là nguồn động viên to lớn giúp ngư dân phục hồi sản xuất. Đặc biệt, Nghị định 67 đã góp phần từng bước làm thay đổi tư duy của ngư dân, họ đã mạnh dạn suy nghĩ đến những dự án tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới với các trang thiết bị, nghề khai thác và phương pháp khai thác đạt trình độ của các nước có nền công nghiệp khai thác hiện đại.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 16 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, tổng công suất chế biến gần 8.000 tấn sản phẩm/năm. Sản lượng thủy sản qua chế biến công nghiệp tăng chậm, năm 2015 xuất khẩu đạt5,49 triệu USD.

Bảng 2.5. Tình hình phát triển sản phẩm ngư nghiệp

Chỉ tiêu Đơn 2014 2015 2016 2017 2018

1. Đánh bắt thuỷ

sản Tấn 88.217 88.650 89.930 92.390 104.191 Số lượng tàu Chiế 3.900 4.170 4.200 5.260 5.574 Tổng công suất CV 234.019 270.000 280.000 470.996 538.432 2. Nuôi trồng thuỷ

sản Tấn 5.062 5.900 6.820 7.965 6.938 Tr.đó: cá Tấn 902 950 1.100 1.169 1.200 Tôm Tấn 4.160 4.950 5.690 6.796 5.717

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi

Nhìn chung, ngư nghiệp của Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng phát triển và trong thời gian qua đã phát huy được nhiều lợi thể. Tuy nhiên, tỷ lệ tàu cá hành nghề lưới kéo (giã cào) còn rất cao, chiếm hơn 34%, đã ảnh hưởng

không tốt đến môi trường và nguồn lợi thủy sản. Cường lực khai thác cao, cơ cấu hành nghề chưa hợp lý, tình trạng ngư dân sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản vẫn còn dẫn đến nguồn lợi thủy sản vùng biển trong tỉnh ngày càng cạn kiệt, nhất là vùng biển ven bờ.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước gia tăng do các hoạt động của con người cũng khiến nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Do vậy, cần quản lý tốt việc khai thác ven bờ, phục hồi nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, đặc biệt là một số loài thủy sản làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm thủy sản, điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của tỉnh để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản phục vụ cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản; hoàn thành việc quy hoạch, khoanh vùng khu vực cấm khai thác, vùng cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đồng thời công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng thủy sản cấm khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; chấm dứt tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và sử dụng ngư cụ cấm khai thác để khai thác thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)