* Trồng trọt
- Cây lương thực:
+ Cây lúa: Do việc chuyển đổi một số diện tích lúa từ 3 vụ sang 2 vụ
nên năm 2010 diện tích gieo trồng là 79.365 ha đến năm 2018 diện tích gieo trồng lúa cả năm chỉ còn 72.661 ha. Mặc dù vậy, nhờ áp dụng giống mới có năng suất cao và sử dụng giống phù hợp với điều kiện của từng địa bàn nên năng suất lúa bình quân không ngừng tăng qua các.
+ Cây ngô: Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường chế biến
thức ăn gia súc, cả diện tích và năng suất cây ngô tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng tăng. Năm 2010 diện tích trồng ngô đạt 8.411 ha, đến năm 2018 đạt 10.289 ha.
Việc mở rộng nhanh diện tích và phát triển các giống ngô mới kết hợp với trồng thâm canh đã nâng cao năng suất ngô và sản lượng lương thực có hạt đạt 50.752 tấn vào năm 2018.
- Rau các loại: Những năm gần đây rau các loại được chú trọng phát
triển nên tăng nhanh cả về diện tích và năng suất. Trong 5 năm 2013 - 2018 năng suất rau các loại tăng gần 1,5 lầnso với giai đoạn trước đây.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Cây mía: Sau thời kỳ gia tăng về diện tích và sản lượng mía từ
những năm đầu thế kỷ 21, quy mô sản xuất mía của Quảng Ngãi giảm mạnh do biến động giá đường trên thị trường nên số địa phương đã chuyển từ trồng mía sang trồng các loại cây khác khiến cho diện tích mía giảm từ 5.802 ha năm 2010 xuống 3.514 ha năm 2018.
+ Cây mì: Diện tích mì tăng liên tục, năm 2010 là 19,3 ngàn ha, năm
2018 đạt 23,2 nghìn ha. Đồng thời năng suất cũng tăng khá và đạt 192,5 tạ/ha năm 2018đưa sản lượng mì lên 532,7 ngàn tấn.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu phát triển một số cây trồng chủ yếu Chỉ tiêu ĐV 2014 2015 2016 2017 2018 1. Diện tích lúa Ha 75.221 74.078 73.829 72.505 72.661 Sản lượng Tấn 376.903 381.200 354.621 370.032 391.167 2. Diện tích ngô Ha 10.154 10.538 10.630 10.847 10.289 Sản lượng Tấn 50.251 52.887 53.673 50.210 51.752 3. Diện tích rau các loại Ha 10.499 10.884 10.891 11.978 12.362 Sản lượng Tấn 160.959 168.401 161.850 172.455 192.801 4. Diện tích mía Ha 5.414 5.334 4.130 4.053 3.514 Sản lượng mía cây Tấn 256.093 290.854 247.898 192.455 172.179 5. Diện tích một số cây CN lâu năm Ha 8.354 8.199 7.542 7.582 7.001 Sản lượng Tấn 14.587 15.641 15.985 16.147 14.883 6. Diện tích một số cây ăn quả Ha 2.342 2.423 2.566 2.451 2.457 Sản lượng Tân 17.425 19.317 21.882 24.779 25.089
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
+ Cây công nghiệp lâu năm: Được khuyến khích phát triển và được
hỗ trợ bằng các nguồn lực từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và chương trình 327, chương trình định canh định cư,... Do sự biến động của thị trường, năng suất thấp nên diện tích trồng trọt của các cây công nghiệp lâu năm ở Quảng Ngãi cũng có sự biến động lớn.
+ Cây ăn quả: Bao gồm: chuối, xoài, dứa, cam, bưởi,... Cây ăn quả
được chú trọng phát triển theo hướng thâm canh cùng với việc thử nghiệm mở rộng diện tích các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như chôm chôm, sầu riêng, ... trên cơ sở cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế. Diện tích, sản lượng tăng qua các năm: Năm 2014, diện tích cây ăn quả là 2.342ha, sản lượng đạt 17.425tấn.
Năm 2018, diện tích cây ăn quả là 2.457ha, sản lượng đạt 25.089 tấn.
* Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi Quảng Ngãi đang chú trọng phát triển
nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia là thịt lợn, thịt gia cầm; phát triển nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực cấp tỉnh là bò thịt, nhóm sản phẩm chăn nuôi đặc sản địa phương như heo Kiềng sắt, gà Hre,...; Đồng thời ưu tiên phát triển chăn nuôi theo vùng miền, phát huy lợi thế từng địa phương; khuyến khích chăn nuôi quy mô trang trại, tập trung ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ.
Tính đến cuối năm 2018, đàn trâu có 70.850 con, đạt 100,2% kế hoạch năm, tăng 5,97% so với năm 2015; đàn bò 283.520 con, đạt 101,9% kế hoạch năm, tăng 1,66% so với năm 2015; tỷ lệ bò lai đạt 66,7%, vượt 2,7% so với chỉ tiêu đề án đến năm 2020. Tổng đàn heo 414.010 con, đạt 97,3% kế hoạch năm, giảm 8,56% so với năm 2015 theo chủ trương không tăng đàn của trung ương để tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn đến heo rớt giá; đàn gia cầm khoảng 5,1 triệu con, đạt 107,3% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2017. Có 120 cơ sở chăn nuôi theo hình thức trang trại trên địa bàn tỉnh (83 trang trại chăn nuôi, 34 trang trại tổng hợp chủ yếu chăn nuôi kết hợp trồng cây lâm nghiệp, 03 trang trại lâm nghiệp); trong đó có 64 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Cơ cấu ngành đang có bước chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia, trong đó phát triển đàn lợn ổn định ở mức 450 - 500 nghìn con, theo hướng nạc; giảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ, ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại. Đẩy mạnh phát triển nuôi gà trang trại quy mô lớn có đầu ra ổn định. Đối với sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh, tập trung phát triển đàn bò thịt ở đồng bằng, đàn trâu thịt ở miền núi thông qua các Dự án: Cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt, giai đoạn 2014 - 2018; Cải tạo
và phát triển đàn trâu theo hướng thịt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020. Đối với các sản phẩm chăn nuôi đặc trưng địa phương, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã bắt tay khảo sát đánh giá chất lượng giống bản địa là lợn Kiềng sắt và gà Hre để thực hiện công tác lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý này. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng đang khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chủ yếu trong chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Nhìn chung trong thời gian qua ngành nông nghiệp đạt được bước phát triển tương đối khá nhưng tốc độ tăng còn chưa cao. Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong cả trồng trọt và chăn nuôi như áp dụng các loại giống cây trồng mới, cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, tăng cường bảo vệ thực vật, công tác thú y nhưng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu và chưa đều ở các địa phương. Một số cây công nghiệp như cao su chưa đủ điều kiện khẳng định hiệu quả.