phẩm nông, lâm, thủy sản của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của một số địa phương phẩm nông, lâm, thủy sản của một số địa phương
* Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình Xác định thực phẩm là nguồn
cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống, phát triển và tồn tại. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, cũng có thể gây chết người nếu như không đảm bảo vệ sinh và an toàn. Đồng thời,vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề phức tạp, đặc biệt nhạy cảm trong cơ chế thị trường, hội nhập, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội. Do vậy, tỉnh Quảng Bình luôn coi đây là vấn đề ưu tiên trong quản lý bởi đây là một nhiệm vụ tương đối nặng nề về an toàn thực phẩm đối với hệ thống chính trị của tỉnh, nhất là ngành y tế, nông nghiệp và công thương. Trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình đã tập trung vào một số giải pháp:
- Thứ nhất: Các cấp đã thành lập một lực lượng quản lý chuyên ngành ATTP đủ quyền lực để giải quyết đến mức cao nhất những vi phạm về ATTP; Nâng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ sở vi phạm ATTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm.
-Thứ hai: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương tăng cường quản lý việc sử dụng các thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp; nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất, sau thu hoạch.
- Thứ ba: Ngành Y tế đã có biện pháp quản lý ATTP chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu việc chế biến không đảm bảo vệ sinh trong dịch vụ ăn uống, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng ATTP; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, nên chăng ở cấp xã, phường cần có một bán chuyên trách về an toàn thực phẩm để quản lý thức ăn đường phố.
- Thứ tư: Nâng cao hơn nữa cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong công tác quản lý nhà nước về ATTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và cho toàn xã hội; có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng nhằm thực hiện công tác thanh tra thường xuyên, liên tục, góp phần quản lý nhà nước về ATTP được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
- Thứ năm: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn.
* Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, việc đảm bảo ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản là ưu tiên hàng đầu của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này từ 2016 đến nay, nhiệm vụ đảm bảo ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được nâng cao hơn một bước, trở thành năm cao điểm hành động trong lĩnh vực này. Có thể thấy nhận thức và sự vào cuộc của các đơn vị, địa phương trong cuộc chiến chống nông sản không an toàn trở nên mạnh mẽ, quyết liệt nhất từ trước đến nay. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động năm cao điểm ATTP trong nông nghiệp; thành lập tổ giúp việc Chủ tịch UBND tỉnh về công tác ATTP; công khai đường dây nóng để tiếp
nhận thông tin phản ảnh, tố giác các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP. 15 đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai năm cao điểm ATTP. Sở Công Thương lần đầu tiên tiến hành chương trình kiểm tra, giám sát ATTP tại các chợ đầu mối, chợ loại I, trong đó lắp đặt, đưa vào sử dụng hiệu quả bộ test nhanh thực phẩm miễn phí, có thể phát hiện 14 chất độc hại trong thực phẩm tại các chợ lớn. Riêng Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị chủ quản về lĩnh vực này đã ban hành 113 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và triển khai về công tác đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; thành lập tổ giúp việc cho Giám đốc Sở về đảm bảo ATTP…
Chính vì vậy, công tác triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan, nổi bật. Chính sự vào cuộc quyết liệt trên đã tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo ATTP của cả người sản xuất và tiêu dùng, nâng cao hơn một bước hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, chất bảo quản, phụ gia độc hại trong nông nghiệp được kiểm soát.