Quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể

Nhà nước quản lý kinh tế, trong đó có kinh tế tập thể là một xu hướng tất yếu không của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, vì đất nước muốn phát triển, muốn đi lên tất yếu phải đi từ kinh tế, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước, để nền kinh tế đi đúng hướng và phát triển thì phải có sự quản lý của xã hội chính là nhà nước, chỉ có nhà nước mới giúp nền kinh tế đi đúng hướng, để kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Để quản lý kinh tế tập thể, nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý, làm cho kinh tế tập thể tăng trưởng, đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hỗ trợ

và tạo điều kiện để kinh tế tập thể phát triển theo pháp luật. Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể như sau:

Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể là sự tác động có tổ chức bằng chính sách và pháp luật đối với kinh tế tập thể nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế tập thể.

1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể nòng cốt là các hợp tác xã là loại hình kinh tế, chịu sự quản lý của nhà nước cũng giống như các doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp; nói cách khác, nhà nước tôn trọng và bảo hộ sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã; quản lý nhà nước trước hết là quản lý theo ngành kinh tế, nhà nước quản lý và hỗ trợ hợp tác xã thành lập, hoạt động và phát triển; hợp tác xã ra đời bắt đầu là do sự tự nguyện của thành viên yếu thế, những hộ nông dân khó khăn trong sản xuất kinh doanh để họ đoàn kết mua chung, bán chung để có lợi ích cao hơn, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nhưng hiện nay kinh tế tập thể là tập hợp cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết với các nhà sản xuất, nông dân để tạo nên chuỗi liên kết hàng hóa. Vì thế, nhà nước ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ người dân thành lập và phát triển hợp tác xã, góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội đất nước. Nhà nước quản lý kinh tế tập thể vì các lý do sau:

1.2.2.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế

Đóng góp vào GDP: Đóng góp của khu vực hợp tác xã vào GDP năm 2014 - 2015 tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Đóng góp GDP của các hợp tác xã năm 2014 đã tăng từ 5,0% (năm 2014) lên 5,05% (năm 2015), trong khi tỷ lệ vốn đầu tư cho các hợp tác xã chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng vốn đầu tư nền kinh tế, điều quan trọng là chỉ số này của hợp tác xã không còn giảm nữa, mà tăng dần lên. Tốc độ tăng trưởng khu vực hợp tác xã năm 2015 đạt 3,27%, cao hơn nhiều so với mức 2,75% năm 2014 và các năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng năm 2015 của khu vực hợp tác xã đạt 3,5%, mức đóng góp vào GDP của khu vực hợp tác xã năm 2015 là 5,15%, tăng hơn 0,1% so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế

hợp tác năm 2015 tăng 3,6%, đóng góp vào GDP 5,25%. Tổng doanh thu của các hợp tác xã năm 2015 đạt 26.400 tỷ đồng, tăng 2.460 tỷ đồng so với năm 2014. Tổng số lãi trước thuế của hợp tác xã năm 2015 đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 0,7% so với mức thực hiện 1.400 tỷ đồng năm 2014. Tổng số thành viên hợp tác xã năm 2015 là 7.386.572 thành viên, trong đó số lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã là 1.585.382 người. So với các khu vực kinh tế khác, hợp tác xã đóng góp vào GDP và đạt tốc độ tăng trưởng còn thấp. Mức đóng góp vào GDP của hợp tác xã hiện còn thấp hơn nhiều so với kinh tế tư nhân (đóng góp 10,93%), kinh tế cá thể (đóng góp 32,27%), song trong khi tỷ lệ đóng góp vào GDP của hợp tác xã bắt đầu tăng dần [nguồn: Tổng cục Thống kê].

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Hoạt động đa dạng trong các lĩnh từ công nghiệp, thương mại - dịch vụ đến nông nghiệp; trên tất cả các địa bàn từ thành đến nông thôn…hợp tác xã thực sự là một nhân tố góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nói riêng và chuyển dịch kinh tế cả nước nói chung theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Cung cấp hàng hoá dịch vụ giá rẻ cho nhân dân, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dân ở các vùng khác nhau: Hợp tác xã lập ra ngoài hình thức trực tiếp sản xuất còn cung cấp dịch vụ cho thành viên. Hợp tác xã mua bán những hàng hoá và dịch vụ với số lượng lớn và cung cấp cho thành viên với giá rẻ hơn so với thị trường, góp phần phát triển kinh tế thành viên.

1.2.2.2. Chỉ có nhà nước bằng các công cụ và nguồn lực của mình mới có thể hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đối với kinh tế tập thể

Nhà nước tạo lập khung khổ pháp luật cho kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả, chỉ duy nhất nhà nước có được chức năng này; từ đó, đòi hỏi nhà nước phải có sự quản lý tập trung để định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể thông qua việc nhà nước xây dựng Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tạo dựng khung khổ pháp luật cho hợp tác xã thành lập và tổ chức hoạt động; Nhà nước ngày càng hoàn thiện khung khổ pháp luật về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể thông qua ba lần sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã.

Nhà nước đã quy định các chính sách hỗ trợ, ưu đãi riêng đối với hợp tác xã, gồm 6 danh mục chính sách hỗ trợ; danh mục chính sách ưu đãi chung cho các loại hình hợp tác xã; đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trên, còn được hưởng thêm 5 mục ưu đãi nữa về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động; tín dụng; vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;

Nhằm thể hiện rõ thái độ của nhà nước đối với tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đảm bảo sự bình đẳng, tự chủ của tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong cơ chế thị trường, đồng thời khắc phục tâm lý e ngại đối với tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, Điều 5, Luật Hợp tác xã 2012, quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã, liên hiện hợp tác xã. Tài sản và vốn đầu tư của hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính”.

1.2.2.3. Xuất phát từ những khó khăn trong phát triển kinh tế tập thể

Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tập thể nói riêng, mà còn xuất phát từ tính “đặc thù” của kinh tế tập thể. Kinh tế tập thể, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tập hợp những thành viên là những hộ nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ, người tiêu dùng, là những người có địa vị kinh tế hạn chế trong xã hội, không thể tự mình giải quyết được những khó khăn về vốn, kỹ thuật, quản lý, thị trường,...để sản xuất kinh doanh, việc làm. Nếu góp vốn vào các công ty, xí nghiệp với số vốn ít ỏi, thì lợi tức cổ tức thấp, hơn nữa còn có nhiều rủi ro mà bản thân người góp vốn không thể kiểm soát được. Vì vậy, cách tốt nhất là cùng nhau hợp tác góp vốn làm ăn, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, mỗi người góp vốn theo khả năng, mục đích chính không phải là chia lãi mà chủ yếu tạo điều kiện để khai thác tiềm năng của từng thành viên, phát huy sức mạnh tập thể.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của những người sản xuất nhỏ chỉ độc lập một cách tương đối, họ luôn lệ thuộc nhau trong việc đối phó với thiên nhiên, trong

việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong việc cung cấp các dịch vụ sản xuất,...rõ ràng sự hợp tác đã tỏ ra ưu việt và phát huy được tác dụng.

Không phải người lao động nào cũng nhận thức được và tin tưởng vào sức mạnh kinh tế tập thể, nhất là trong thời gian trước đây chúng ta có những bước đi, tổ chức thực hiện mô hình kinh tế tập thể chưa phù hợp. Đồng thời, với tâm lý của người sản xuất nhỏ, cá thể từ đó đã làm hạn chế sự phát triển của kinh tế tập thể. Do vậy, nếu thiếu sự tuyên truyền, động viên, giáo dục và sự hỗ trợ của nhà nước thì các tổ chức kinh tế tập thể sẽ không phát triển.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể

Như phần giới hạn nghiên cứu đã nêu ở phần mở đầu, do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu. Mặt khác, hợp tác xã là loại hình chủ yếu của kinh tế tập thể nên đề tài chủ yếu nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, bao gồm các nội dung sau đây:

1.2.3.1.Tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể

- Để giáo dục truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của các hợp tác xã, động viên phong trào thi đua và phát triển kinh tế hợp tác ở nước ta và biểu dương, khen thưởng các hình thức thích hợp với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, phát triển phong trào hợp tác xã, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngày 27 tháng

7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1268/QĐ-TTg công nhận ngày 11 tháng 4 hàng năm là “Ngày Hợp tác xã Việt Nam” và ngày 24 tháng 7 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã.

- Để bảo đảm Luật Hợp tác xã 2012 được triển khai một cách hiệu quả và thực sự phát huy hiệu lực trong thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, xây

dựng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các bộ, cơ quan ngang bộ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan biên soạn tài liệu và nội dung tuyên truyền, tập huấn; phát hành phổ biến, xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động có hiệu quả,

trước hết là thí điểm hoàn thiện nhân rộng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long;

+ Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã bằng nhiều hình thức thích hợp trên các

phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam;

+ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, mô hình hợp tác xã (tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tuyên truyền, tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp tác xã, xây dựng các phóng sự, phim dài tập, mở các chuyên mục về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên các phương tiện thông tin đại chúng); tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến, phát động phong trào thi đua trong các hợp tác xã; tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã;

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, cấp xã, các cơ quan báo chí tổ

chức tốt việc tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật về hợp tác xã cho cơ quan, tổ chức, nhân dân tại địa phương;

+ Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ

chức đoàn thể khác tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã; vận động người dân tham gia hợp tác xã; tham gia tư vấn, hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã.

1.2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể

Để phát triển kinh tế tập thể trên phạm vi cả nước đồng bộ và quản lý thống nhất đối với kinh tế tập thể, Chính phủ cần xây dựng và ban hành Quyết định về thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Theo đó, Ban chỉ đạo do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Trưởng ban thường trực. Ban chỉ đạo có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan tới đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, chính sách và giải pháp chiến lược nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong quá tình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được phê duyệt;

Xây dựng và phê duyệt Đề án “Thí Điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, tập trung thí điểm hoàn thiện mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các thành viên là hợp tác xã thành viên và các hộ nông dân sản xuất 3 sản phẩm chính là: lúa gạo, thủy sản và trái cây; thời gian triển khai thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020. Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thí Điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)