Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 94)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

- Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã.

+ Từ Nghị quyết Đại hội IV, năm 1976 sau khi phân tích nhược điểm của công tác tổ chức, quản lý hợp tác xã đã chỉ rõ: “phải phát huy quyền tự chủ của hợp tác xã và quyền làm chủ của thành viên, khắc phục tệ mệnh lệnh, gò ép trái với nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ”.

+ Đến Nghị quyết Đại hội IX, X, XI; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, 2011 - 2020, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) nêu rõ quan điểm cơ bản cho mô hình tổ chức hợp tác xã là: “Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại...Khẳng định nguyên tắc: hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, hợp tác phát triển cộng đồng”;.

Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã quán triệt và thống nhất nhận thức về kinh tế tập thể: “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nồng cốt là các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn...Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cá thể nhân và pháp

nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ”, [2, tr 30].

+ Hiện nay, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định về kinh tế hợp tác:

“Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức, liên kết hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản phẩm đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện hình thành các tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”, [2, Tr 130].

- Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Thành uỷ thành phố đã ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 05 tháng 6 năm 2013 về đẩy mạnh thị hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá IX), quan điểm về phát triển kinh tế tập thể đến năm 2025 nhƣ sau:

+ Quán triệt sâu sắc vai trò, tính tất yếu khách quan, bản chất, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, “đưa kinh tế tập thể thực sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

+ Tạo sự thống nhất trong toàn đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố về phát triển kinh tế tập thể phải gắn với tái cơ cấu kinh tế thành phố, gắn với thực hiện các chương trình đột phá, chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành về bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã để huy động, khai thác nguồn vốn, phương tiện, công cụ, sức lao động, kinh nghiệm của hộ gia đình, người lao động cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, tạo điều kiện cho người sản xuất nhỏ, kinh tế hộ liên kết, hợp tác phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, góp phần giảm nghèo,

tăng hộ khá, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố và đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thành phố, quận - huyện; thúc đẩy quan hệ công tác, phối hợp giữa Liên minh Hợp tác xã với các sở - ngành, quận - huyện chặt chẽ hơn, chỉ đạo rà soát, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chính sách, cơ chế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang cản trở sự phát triển kinh tế tập thể; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tạo điều kiện cho kinh té tập thể mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động, phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể.

3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Đối với tổ hợp tác

- Rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng hoạt động của tổ hợp tác theo từng ngành, từng địa bàn quận, huyện; Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể quận, huyện phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Thành phố xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác; kế

hoạch phát triển các tổ hợp tác mới phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa phương, từng lĩnh vực.

- Tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề nông thôn); lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống, vay vốn tín dụng...)

- Thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên, giao, thuê đất, nhà xưởng, bồi dưỡng cán bộ quản lý để khuyến khích các tổ hợp tác phát triển thành hợp tác xã.

3.2.2.2. Đối với hợp tác xã

- Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ đa ngành, kinh doanh tổng hợp (hoạt động cả trong lĩnh vực thương mại, vệ sinh môi trường); Trong đó, tập trung vào hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đầu vào (cây, con giống, vật

tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y, thức ăn chăn nuôi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi trồng...), bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các xã viên, hộ gia đình, tham gia các hoạt động dịch vụ vệ sinh trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp - làng nghề trồng hoa lan, cây cảnh, nuôi cá cảnh...có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ở nông thôn.

- Đẩy mạnh củng cố các hợp tác xã yếu kém, giải thể các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, sáp nhập các hợp tác xã quy mô nhỏ thành các hợp tác xã có quy mô lớn; hình thành các hợp tác xã lớn có quy mô cấp huyện và các Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp - sản xuất - thương mại - dịch vụ trên địa bàn trọng điểm, nhằm tăng cường liên kết hợp tác; hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm - dịch vụ đầu vào và bao tiêu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Phấn đấu bình quân mỗi năm thành lập mới từ 04 đến 06 hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ; đến năm 2025, 56/58 xã của thành phố có tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ vệ sinh môi trường, quỹ tín dụng nhân dân hoạt

động hiệu quả và hình thành được chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp với hệ thống hợp tác xã thương mại, siêu thị để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên.

b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

- Tập trung duy trì, củng cố và phát triển các hợp tác xã hiện có, hoạt động trong các ngành nghề: thêu đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, gốm sứ, mây tre lá...và các sản phẩm làng nghề truyền thống; phát triển mới các hợp tác xã làng nghề tại

nhỏ thành hợp tác xã có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hội nhập;

- Gắn kết các hợp tác xã với chương trình khuyến công để hỗ trợ các hợp tác xã cùng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các cụm công nghiệp, tạo tiền đề cho việc hình thành các làng nghề công nghiệp mới, bảo tồn các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

- Tập trung phát triển hợp tác xã mới từ các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ hộ sản xuất gia đình nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; hỗ trợ các hợp tác xã thay đổi máy móc, phương tiện, công cụ, khoa học - công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại, xử lý chất thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi

trường.

- Phát triển các hợp tác xã nhà ở (xây dựng nhà ở và cung cấp dịch vụ cho các khu nhà ở), góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho thành viên, người lao động có thu nhập thấp.

c) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ:

- Tiếp tục củng cố, hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã có quy mô nhỏ, nhằm phát triển hệ thống cửa hàng hợp tác xã bán lẻ hàng tiêu dùng theo phương thức

bán hàng văn minh, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hóa.

- Phát triển các hợp tác xã thương mại bán lẻ mới, phấn đấu đến năm 2025 tất cả các xã, phường, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp đều có các cửa hàng bán lẻ của hợp tác xã góp phần bình ổn giá thị trường, phục vụ tốt nhu cầu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho xã viên, người lao động trên địa bàn phường, xã; phát triển các hợp tác xã làm tổng đại lý phân phối cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước, hình thành các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo phương thức mua chung, bán riêng.

- Xây dựng chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã thương mại với hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, góp phần giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp và cung cấp hàng hóa công nghệ phẩm, vật tư nông nghiệp cho hộ xã viên nông nghiệp.

- Phát triển các hợp tác xã quản lý kinh doanh chợ, thu hút đông đảo tiểu thương tham gia hợp tác xã, nhất là tại các chợ đầu mối để mở thêm các hoạt động xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa; vệ sinh môi trường; bảo vệ; tham gia phân phối hàng hóa cho các điểm bán lẻ...

- Phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.

d) Lĩnh vực giao thông vận tải, bốc xếp:

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố và tổ chức tái cấu trúc các hợp tác xã vận tải, tập trung chủ yếu vào các hợp tác xã vận tải xe buýt, vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và xe taxi nhằm tăng quy mô, nâng cao năng lực quản lý và điều hành hoạt động đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Phát triển các hợp tác xã vận tải hành khách xe buýt, hỗ trợ vốn để các hợp tác xã tăng số lượng phương tiện mới đạt tiêu chuẩn ngành; ưu tiên phát triển phương tiện mới sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng phục vụ hành khách; đẩy mạnh việc đào tạo nghiệp vụ quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

- Tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được ưu tiên về bến bãi, nhằm phù hợp với quy

định và đáp ứng nhu cầu phát triển số lượng phương tiện đến năm 2025; phát triển thêm các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã như sửa chữa phương tiện; cung ứng vật tư, xăng dầu; kho hàng, bến bãi...nhằm phục vụ hoạt động của thành viên tốt hơn.

- Phát triển các hợp tác xã bốc xếp, đóng gói, vận chuyển và các dịch vụ khác tại các cảng, kho bãi, các chợ đầu mối, các khu công nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã bốc xếp đầu tư các phương tiện, thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng, thay bốc xếp thủ công.

- Chuyển đổi các nghiệp đoàn, tổ thu gom rác dân lập đăng ký thành lập tổ hợp tác thu gom rác hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch Đầu tư; thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trang bị phương tiện thu gom vận chuyển rác, giao địa bàn hoạt động...để chuyển đổi các nghiệp đoàn, tổ thu gom rác dân lập thành các hợp tác xã vệ sinh môi trường.

- Củng cố, phát triển các hợp tác xã vệ sinh môi trường, phấn đấu đến năm 2025 mỗi quận trong thành phố đều có hợp tác xã vệ sinh môi trường hoạt động trong phạm vi quận hoặc liên phường; xây dựng hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ ở các quận ven, huyện ngoại thành có hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường; hình thành Liên hiệp hợp tác xã vệ sinh môi trường nhằm liên kết khép kín hoạt

động các khâu thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế... chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố.

e) Quỹ tín dụng nhân dân:

- Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân hiện có trên địa bàn; tập trung vào việc tăng nguồn vốn hoạt động (cả vốn góp của thành viên và vốn huy động), phát triển thành viên, tăng dư nợ tín dụng; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện kịp thời củng cố nhân sự, củng cố hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, thua lỗ.

- Giai đoạn 2016 - 2025, tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động đạt hiệu quả cao; phát triển các quỹ tín dụng nhân dân mới ở những nơi có nhu cầu tại các quận ven, huyện ngoại thành, địa bàn nông nghiệp, nông thôn theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 Minh giai đoạn 2016 - 2025

3.1.3.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; thu hút ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)