Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 45)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể ở các

1.3.1. Kinh nghiệm một số nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể ở một số quốc gia

1- Tại Ấn Độ: TạiẤn Độ, tổ chức hợp tác xã được ra đời từlâu và chiếm vịtrí quan trọng trong nền kinh tế của nước này. Trong đó, Liên minh Hợp tác xã Quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ hợp tác xã ở Ấn Độ.

- NCUI có 212 thành viên, gồm 17 liên đoàn hợp tác xã chuyên ngành cấp quốc gia, 171 liên đoàn hợp tác xã thuộc các bang và 24 liên hiệp hợp tác xã đa chức năng cấp quốc gia; mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào hợp tác xã ở Ấn Độ, giáo dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển hợp tác xã; nhiệm vụ quan trọng của NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3 cấp: Viện Đào tạo quốc gia có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản lý kinh doanh hợp tác xã; trung tâm đào tạo cấp quận, huyện đào tạo cán bộ hợp tác xã cơ sở, đào tạo nghề; do có các chính sách và phân cấp đào tạo hợp lý nên Ấn Độ đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực kinh tế hợp tác xã phát triển, và mô hình hợp tác xã trở thành lực lượng vững mạnh, tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước.

- Sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp; người nông dân coi hợp tác xã là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ; khu vực hợp tác xã có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD; những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác xã ở Ấn Độ đang nổi lên là hợp tác xã tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các hợp tác xã sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, hợp tác xã sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước; nổi bật là Liên hiệp hợp tác xã sản xuất sữa Amul, bang Gujaza, được thành lập từ năm 1953; đây là một liên hiệp sản xuất sữa lớn nhất của Ấn Độ, và là một trong những liên hiệp hợp tác xã hoạt động kinh doanh có hiệu quả; sau gần 50 năm hoạt động, Liên hiệp này có gần 2 triệu cổ phần; mỗi ngày,

Liên hiệp sản xuất 1 triệu lít sữa, sản lượng sữa do Liên hiệp sản xuất chiếm 42,6% thị phần trong cả nước.

- Nhận thức rõ vai trò của các hợp tác xã chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển hợp tác xã, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu; ngoài ra, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực hợp tác xã như: xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật hợp tác xã, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tự chủ và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng hợp tác xã; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức hợp tác xã; bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn hợp tác xã đối với các hợp tác xã thành viên.

2- Tại Nhật Bản: sau chiến tranh thếgiới thứ hai, tổ chức hợp tác xã Nhật Bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội; các loại hình tổ chức hợp tác xã Nhật Bản bao gồm: hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiêu dùng.

- Hợp tác xã tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960 - 1970; Liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng (JCCU) là tổ chức cấp cao của khu vực hợp tác xã ở Nhật Bản; hiện nay, JCCU có 617 hợp tác xã thành viên, các hợp tác xã thành viên đã sản xuất trên 10.000 sản phẩm khác nhau mang nhãn hiệu “Co-op”, bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng; JCCU có các chức năng và nhiệm vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các hợp tác xã thành viên; lập kế hoạch, phát triển và cung cấp sản phẩm, các chương trình bảo hiểm và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các xã viên; tổ chức các khóa học và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho các hợp tác xã thành viên; xuất - nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng…

- Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: các hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia; các tổ chức hợp tác xã cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm những thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác; hợp tác xã nông nghiệp cơ sở có 2 loại: hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng và hợp tác xã nông nghiệp đơn chức năng.

- Hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng có nhiệm vụ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày; cho vay và đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm… - Hợp tác xã nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác; ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất…

Để giúp các tổ chức hợp tác xã hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi hợp tác xã nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này; đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất v.v…, tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các hợp tác xã này.

3- Tại Thái Lan: Có 5.611 hợp tác xã các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 hợp tác xã nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 hợp tác xã đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 hợp tác xã thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên; 1.296 hợp tác xã tín dụng với hơn 2 triệu xã viên; 400 hợp tác xã dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên.

- Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan (CLT), là tổ chức hợp tác xã cấp cao quốc gia, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hợp tác xã và xã viên theo luật định; hàng năm, Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan tổ chức hội nghị toàn thể với sự tham gia của các đại diện từ các loại hình hợp tác xã trong cả nước và đại diện các cơ quan của Chính phủ liên quan đến tổ chức hợp tác xã; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực hợp tác xã.

- Ở Thái Lan, hợp tác xã tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu; do hoạt động của hợp tác xã này có hiệu quả, nên hàng loạt hợp tác xã tín dụng được thành lập khắp cả nước; cùng với sự phát triển của các hợp tác xã tiêu dùng, các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp cũng được phát triển mạnh, và trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như

giữ vững ổn định xã hội; hiện nay, Thái Lan có một số mô hình hợp tác xã tiêu biểu: hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.

+ Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực: vay vốn, gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác; thông qua sự trợ giúp của Chính phủ và Ngân hàng Nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp với thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ; hiện nay, số hợp tác xã tham gia hoạt động kinh doanh này chiếm khoảng 39%.

+ Hoạt động của hợp tác xã tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên về các lĩnh vực: khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; góp cổ phần; cung cấp các dịch vụ vốn vay cho xã viên…

- Để tạo điều kiện cho khu vực hợp tác xã phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

- Mục tiêu của chính sách giá cả là: đảm bảo chi phí đầu vào hợp lý để có giá bán ổn định cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần làm ổn định giá nông sản tại thị trường trong nước, giữ giá trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu; với chính sách tín dụng, các xã viên có thể vay tín dụng từ các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan chính phủ, các ngân hàng thương mại để đầu tư vào sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp;

- Chính phủ Thái Lan đã dành 134 tỷ Bạt để cải thiện và phát triển hợp tác xã, bao gồm phát triển sản phẩm mới, giống công nghệ sinh học, mở rộng tưới tiêu… Ngân hàng các hợp tác xã nông nghiệp và nông thôn Thái Lan đã dành 2 tỷ

Bạt để khuyến khích xã viên các hợp tác xã sản xuất - kinh doanh;

- Ngoài ra, Chính phủ đã thành lập Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã, trong đó có 2 vụ chuyên trách về hợp tác xã là Vụ phát triển hợp tác xã và Vụ kiểm toán hợp tác xã.

Vụ phát triển hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các hợp tác xã thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục tiêu do các hợp tác xã đề ra;

Vụ kiểm toán hợp tác xã thực hiện chức năng kiểm toán hợp tác xã và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán hợp tác xã.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể ở một số địa phƣơng

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở một số địa phương cho thấy nơi nào chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ các hợp tác xã thì nơi đó các hợp tác xã phát triển rất mạnh, tạo được lòng tin của người dân đối với mô hình hợp tác xã kiểu mới như các hợp tác xã dưới đây:

1- Tỉnh Vĩnh Phúc: Hợp tác xã Tuổi trẻ

Hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm của hợp tác xã cung ứng cho xã viên chính là việc làm mà hợp tác xã đã tạo ra cho xã viên; theo đó, xã viên vừa là người góp vốn vừa là người lao động trong hợp tác xã; nhờ tham gia hợp tác xã họ có việc làm và thu nhập; trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không có nghĩa vụ tạo việc làm cho người góp vốn. Hợp tác xã đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động tại địa phương, nâng cao đời sống cho người lao động.

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho Hợp tác xã bằng việc giao đất cho Hợp tác xã làm mặt bằng sản xuất, mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, đăng ký thương hiệu, tạo điều kiện cho hợp tác xã tham gia làm các con đường nông thôn mới.

2- Tỉnh Ninh Thuận: Hợp tác xã dịch vụnông nghiệp Hữu Đức

Hợp tác xã thực hiện rất tốt Luật Hợp tác xã 2012 về cung ứng dịch vụ cho thành viên. cung ứng dịch vụ đầu vào (cung cấp phân bón, dịch vụ làm đất, giống thủy lợi nội đồng) cho xã viên chiếm 72% doanh thu dịch vụ đầu vào của hợp tác xã với giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường 10%, cung cấp dịch vụ không phải là thành viên chiếm 28% doanh thu của hợp tác xã theo giá thị trường; và dịch vụ đầu ra là mua giống của một số xã viên bán cho xã viên khác chiếm 80% doanh thu dịch vụ đầu ra của hợp tác xã với giá bán bằng giá thành cộng 500 đồng/ký, bán cho đối tượng không phải là xã viên chiếm 20% doanh thu dịch vụ đầu ra của hợp tác xã theo giá bán bằng giá thành cộng 2.000 đồng/ký.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức thực hiện thí điểm Hợp tác xã với mô hình cánh đồng lớn với diện tích 50 ha và sản xuất 50 ha lúa chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, kêu gọi người dân liên kết trồng táo từ 8 đến 10 ha kết hợp với chăn nuôi dê, cừu, gà thả vườn để góp phần phát triển kinh tế Hợp tác xã bền vững và nâng cao thu nhập cho thành viên.

3- Tỉnh Sóc Trăng: Hợp tác xã Evergrowh

Hợp tác xã cung ứng dịch vụ đầu vào (cám thức ăn cho bò, công cụ cho chăn nuôi, vắt sữa bò, bảo quản sữa, các dịch vụ thú y, hướng dẫn bảo quản sữa) và dịch vụ đầu ra (bán sữa cho Công ty Duclady) cho xã viên; dịch vụ đầu ra của hợp tác xã đã giúp cho xã viên giảm chi phí sản xuất, bán sữa với giá cao hơn, chất lượng hơn, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế hộ xã viên; hộ nông dân nhờ tham gia hợp tác xã có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống, tự xóa đói giảm nghèo.

Đặc điểm nội bật của Hợp tác xã Evergrowh đại diện chủ sở hữu là Ban Quản trị không kiêm nhiệm trong việc điều hành hoạt động của hợp tác xã mà việc này giao cho Giám đốc. Giám đốc của hợp tác xã là người được thuê, làm việc toàn thời gian cho hợp tác xã và hưởng lương theo quy định; bộ máy giúp việc cho Ban Giám đốc gồm: kế toán, kỹ thuật viên, văn thư, tài xế, nhân viên thu mua,…đều là những người được thuê, làm công hưởng lương; nhờ được đào tạo bài bản, nắm vững chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp nên Giám đốc và bộ phận giúp việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; việc lập báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh đều thực hiện đúng quy định và công khai hàng tháng cho Ban Quản trị và thành viên, mọi hoạt động của Giám đốc đều xin ý kiến thành viên trước khi thực hiện.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế tập thể ở Sóc Trăng là rất quan trọng, ngoài nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Canada nhằm giảm nghèo bền vững cho nông dân năm 2002, hợp tác xã đã được chính quyền địa phương cấp 1.100 m2 đất và vận động người dân tham gia hợp tác xã;

Năm 2005, khi khủng hoảng kinh tế, người dân bán bò, để giữ lại đàn cho sữa cho địa phương và giúp cho hợp tác xã không bị phá sản Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)