Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 103)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập

3.2.3.1. Chính sách nhà, đất các hợp tác xã đang thuê của nhà nước

Tổ chức khảo sát lại 237 địa chỉ nhà đất thuộc sở hữu nhà nước hiện nay do 122 hợp tác xã đang quản lý, sử dụng xây dựng phương án trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định cho hợp tác xã thuê đất sản xuất kinh doanh.

3.2.3.2. Chính sách tài chính, tín dụng

- Xây dựng đề án tăng nguồn vốn của Quỹ Trợ vốn xã viên hợp tác xã thành phố (được thành lập theo quyết định 2539/QĐ-UB ngày 13 tháng 6 năm 2002 của

Ủy ban nhân dân Thành phố), phấn đấu đến năm 2020, quỹ có nguồn vốn hoạt động 1.000 tỷ đồng.

- Đẩy mạnh hoạt động tín dụng nội bộ hợp tác xã theo thông tư 04/2004/TT- NHNN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục

phát triển các Quỹ Tín dụng nhân dân mới tại các địa bàn có nhu cầu, phấn đấu đến năm 2025, số thành viên quỹ tín dụng nhân dân tăng gấp 2 lần, tổng nguồn vốn tăng gấp 3 lần, vốn điều lệ tăng 15% mỗi năm, vốn huy động tăng 4 lần, nợ quá hạn dưới 1% so với tổng dư nợ (so với năm 2012).

- Tiếp tục hỗ trợ cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Coop) vay vốn ưu đãi ngắn hạn hàng năm để mua hàng hóa dự trữ phục vụ trong các dịp lễ, tết và tham gia Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để các hợp tác xã được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2021; chính sách vay tín chấp theo thông tư 44/TT-BTC của Bộ Tài chính và tiếp cận các khoản vốn ưu đãi theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3.2.3.3. Chính sách cán bộ và nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, cán bộ quản lý nghiệp vụ hợp tác xã theo chỉ tiêu 1.500 lượt người/năm (500 thành viên Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã; 250 Kiểm soát viên; 250 kế toán trưởng; 500 cán bộ nghiệp vụ hợp tác xã); kế hoạch đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp cho bộ quản lý, nghiệp vụ hợp tác xã theo chỉ tiêu như sau: trung học: 40 người; cao đẳng: 30 người; đại học: 30 người. Kinh phí bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, nghiệp vụ hợp tác xã được ngân sách thành phố hỗ trợ theo quy định.

- Hàng năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý hợp tác xã, các chính sách của nhà nước đối với kinh tế tập thể cho 100 cán bộ tư vấn, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, kinh phí tập huấn do ngân sách thành phố, quận, huyện hỗ trợ theo quy định.

- Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030; trong đó, triển khai các chính sách đãi ngộ (về

lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...) để thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, cán bộ trẻ có năng lực, trình độ về làm việc tại các hợp tác xã, xây dựng Trung tâm giới thiệu việc làm và tư vấn nhân lực cho kinh tế tập thể.

- Tiếp tục thực hiện đến năm 2025 chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Xây dựng Đề án thành lập Trường cán bộ quản lý hợp tác xã và dạy nghề, là đơn vị sự nghiệp của thành phố, hoạt động theo các quy định tại Nghị định 43/NĐ- CP của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

3.2.3.4. Chính sách về khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại:

+ Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hàng năm cho các hợp tác xã; xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của các hợp tác xã trên trang thông tin điện tử của Liên minh và các sở, ngành; hỗ trợ các hợp tác xã có sản phẩm xuất khẩu tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

+ Tổ chức cho các hợp tác xã đi tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, mô hình hợp tác xã tiên tiến, hợp tác xã trong lĩnh vực mới (hợp tác xã y tế, hợp tác xã trường học, hợp tác xã nhà ở, ngân hàng hợp tác xã...) tại các nước và các tỉnh, thành trong nước.

+ Xây dựng Đề án xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề (mây tre lá, sơn mài, mỹ nghệ, thêu đan...) của thành phố, kết hợp làm điểm tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ:

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ các hợp tác xã áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu thu hoạch, chế biến, đóng gói và bảo quản hàng nông sản thực phẩm nhằm phát triển các hợp

tác xã sản xuất, chế biến thực phẩm sạch của thành phố theo chương trình khuyến công của Chính phủ.

+ Triển khai thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ qui định chính sách về chương trình khuyến nông, khuyến ngư.

+ Triển khai các giải pháp hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ; ưu tiên cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia thực hiện các chương trình, dự án nông nghiệp trọng điểm đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

- Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội: hỗ trợ triển khai các dự án kinh tế xã hội, cùng các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tổ chức thực hiện các dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, đường giao thông, xử lý nước thải, hệ thống thủy lợi tưới tiêu...) đối với các hợp tác xã có các dự án phát triển sản xuất ở các ngành, lĩnh vực thiết thực phục vụ đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

- Xây dựng, triển khai các đề án phát triển hợp tác xã mô hình mới:

+ Xây dựng Đề án phát triển mô hình hợp tác xã nhà ở (hợp tác xã xây dựng nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp và hợp tác xã dịch vụ nhà ở).

+ Hoàn thiện Đề án phát triển mô hình hợp tác vệ sinh môi trường.

+ Xây dựng Đề án phát triển hệ thống hợp tác xã, cửa hàng bán lẻ của hợp tác xã hoạt động theo phương thức mua chung bán riêng.

+ Nghiên cứu xây dựng đề án và thí điểm triển khai mô hình hợp tác xã y tế, hợp tác xã trường học của Nhật Bản; hợp tác xã nhà ở của Thụy Điển; Ngân hàng hợp tác xã của Hàn Quốc; Bảo hiểm xã hội của Singapore.

3.2.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể

- Xây dựng một bộ máy chuyên trách để quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ Thành phố đến phường - xã để thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả chủ trương

chung của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là các chủ trương của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về phát triển hợp tác xã; thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, điều chỉnh tổ chức, hoạt động của hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa biểu hiện sai lệch bản chất của tổ chức hợp tác xã.

- Tiếp tục bố trí, kiện toàn đủ số cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện theo quy định của Chính phủ và

Công văn số 865-CV/VPTU ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Thường trực Thành ủy chỉ đạo về phân công tổ chức - cán bộ quản lý kinh tế tập thể.

- Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng pháp luật về hợp tác xã, tổ hợp tác, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước riêng đối với kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện, thực hiện việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với số cán bộ này.

- Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể Thành phố và Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể 24 quận - huyện; cụ thể: giao Sở Nội vụ, Liên minh Hợp tác xã Thành phố phối hợp với Học viện Cán bộ Thành phố tổ chức các khóa, lớp đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng và đại học cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong các hợp tác xã; tổ chức các lớp bồi dưỡng về kinh tế tập thể cho đối tượng là cán bộ chuyên trách kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện.

3.2.5. Giải pháp về tổ chức thành lập và quản lý kinh tế tập thể

- Hướng dẫn thụ tục đăng ký thành lập hợp tác xã mới theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 05 năm 2014 về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.

- Tổ chức, củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã theo đúng bản chất hợp tác xã, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn; phát huy vai trò làm chủ của thành viên; vận động thành viên hợp tác xã góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động hợp tác xã thu hút thêm thành viên, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của hợp tác xã. Giải thể các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức.

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, để tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các hợp tác xã sau khi chuyển đổi để hoạt động đúng với quy định Luật Hợp tác xã 2012.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, góp phần lành mạnh hóa tổ chức hoạt động của hợp tác xã, thúc đẩy khu vực hợp tác xã phát triển. Kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã theo Nghị định 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 3013 của Chính phủ.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế như Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,…nhằm tranh thủ các nguồn lực, chuyên môn, kinh nghiệm, công nghệ để thực hiện các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế tập thể.

3.3. GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ

Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã đề ra nhiệm vụ phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước:

“Các bộ, ngành, các cấp chỉnh quyền địa phương trên cơ sở quy hoạch phát triển chung, quy hoạch phát triển ngành và vùng, xây dựng chương trình phát triển kinh tế tập thể; rà soát, bổ sung, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể thuộc phạm vi quản lý của mình; có bộ máy chuyên trách thích hợp (các bộ có vụ, các sở có phòng quản lý kinh tế tập thể) để theo dõi, hướng dẫn thực hiện chính sách, nghiệp vụ đổi khu vực kinh tế tập thể; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tuyên truyền, nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo cán bộ cho kinh tế tập thể ”[4. Tr5].

Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 2 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã nêu ra giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới: “Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể như tinh thần Nghị quyết và quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, tập trung và thống nhất từ Trung ương đến địa phương; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các bộ, ban, ngành,

đoàn thể Trung ương và địa phương trong phát triển kinh tế tập thể; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách cán bộ phù hợp, bảo đảm nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế tập thể; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về kinh tế tập thể” [2 Tr2].

Vì vậy, để thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần phải thành lập Phòng Quản lý kinh tế hợp tác thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương phân công cho chuyên viên chuyên trách quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận - huyện phân công cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, ở cấp xã - phường, phân công cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước cấp xã, làm tốt công tác thống kê tình hình phát triển kinh tế tập thể ở địa phương nhằm giúp báo cáo chính xác thực trạng phát triển kinh tế tập thể để đề ra kế hoạch củng cố, hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương 2, trong Chương 3 này, tác giả tập trung nghiên cứu quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, như:

- Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể;

- Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể;

- Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể; + Chính sách nhà, đất các hợp tác xã đang thuê của nhà nước.

+ Chính sách về tài chính, tín dụng.

+ Chính sách về cán bộ và nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)