Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 84)

7. Kết cấu luận văn

2.3.6. Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối vớ

- Ủy ban nhân dân cấp quận - huyện cũng thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, Phòng Kinh tế là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, đồng thời là cơ quan tham mưu thực hiện đăng ký hợp tác xã; ở cấp quận - huyện không có bộ phận chuyên trách quản lý kinh tế tập thể mà bố trí cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác này; ở

cấp xã - phường cũng phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý kinh tế tập thể ở địa phương.

2.3.5. Về công tác tổ chức, hƣớng dẫn đăng ký thành lập hợp tác xã và giải thể hợp tác xã

Thực hiện Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT, ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đăng ký và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho quỹ tín dụng nhân dân và liên hiệp hợp tác xã; tại các quận - huyện, Phòng Kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho các hợp tác xã; Từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2016 đã cấp 59 giấy đăng ký thành lập mới hợp tác xã và giải thể 48 hợp tác xã.

2.3.6. Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với kinh tế tập thể kinh tế tập thể

- Kiểm tra việc thực hiện Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 2012 và giám sát công tác tài chính, kế toán, đồng thời củng cố hoạt động của ban kiểm soát các hợp tác xã; hợp tác xã vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 155/2013/NĐ-CP,

ngày 11 tháng 11 năm 2013 về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các hợp tác xã chưa được diễn

ra thường xuyên; số hợp tác xã ngừng hoạt động hoặc hoạt động không đúng luật, hoạt động hình thức chưa được xử lý dứt điểm.

- Năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Liên minh Hợp tác xã Thành phố tiến hành khảo sát thực trạng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2016; theo Kế

hoạch số 70/LM-CSPT, ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Liên minh Hợp tác xã Thành phố tiến hành khảo sát 485 hợp tác xã đang hoạt động; qua khảo sát, đa số các hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, hoạt động có doanh thu, lợi nhuận và tích lũy để tái đầu tư; bên cạnh đó, làm cơ sở để Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch xây dựng và củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể theo sự chỉ đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tại Thông báo số 293-TB/VPTU, ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Văn phòng Thành ủy.

2.3.7. Hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể

Hiện có rất ít dự án quốc tế về hỗ trợ hợp tác xã, chỉ có các dự án hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp hoặc xã viên hợp tác xã nông nghiệp, như:

- Dự án xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQCDP) theo chương trình hợp tác giữa cơ quan phát triển quốc tế Canada - CIDA và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Hợp tác xã Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Phước An, huyện Bình Chánh. Nhờ đó, 100% sản phẩm rau của hợp tác xã đạt tiêu chuẩn rau an toàn cung cấp cho các Siêu thị lớn của Thành phố như: Metro, Coop-mart, Big C.

- Tổ chức SOCODEVI (Canada) hỗ trợ cho Hợp tác xã Bò sữa Tân Thông Hội xây dựng và đưa vào vận hành phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng sữa, góp phần kiểm soát chất lượng sữa.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố: các hợp tác xã đã góp phần cung cấp sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề, hỗ trợ phát triển kinh tế thành viên, ổn định an ninh địa phương, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá; đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào nền kinh tế đạt 0,8% năm 2016 trong tổng GDP của Thành phố.

- Khu vực kinh tế tập thể (mà nòng cốt là các hợp tác xã) đã bước đầu có sự thay đổi về cơ cấu: bắt đầu chuyển hướng sang phục vụ phát triển kinh tế thành

viên theo đúng nguyên tắc hợp tác xã thông qua tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, rõ rệt nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông qua hợp tác xã, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống mới,...đã được chuyển giao một cách có hiệu quả đến các hộ thành viên; công tác chống hạn và phòng ngừa sâu bệnh cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố cho sản xuất kinh tế thành viên thông qua hợp tác xã có hiệu quả hơn so với từng thành viên thực hiện.

- Hợp tác xã bước đầu thực hiện vai trò hỗ trợ thúc đẩy kinh tế thành viên phát triển, tăng cường mối liên kết trong nội bộ hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh doanh khác, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế hộ và tổng hợp sức cạnh tranh chung cho hợp tác xã; đời sống thành viên hợp tác xã ngày

càng nâng cao, thành viên ngày càng tin tưởng vào mô hình hợp tác xã.

- Hoạt động của các hợp tác xã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn; tạo được nhiều ngành nghề mới; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hợp tác xã mới hoạt động có hiệu quả như: hợp tác xã quản lý và kinh doanh chợ, hợp tác xã vệ sinh môi trường, nhà ở,...

- Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể Thành phố, Liên minh hợp tác xã Thành phố cơ bản đã tổ

chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể.

- Công tác tuyên truyền, vận động thành lập mới hợp tác xã theo Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 05 tháng 06 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể được thực hiện liên tục từ Thành phố đến phường - xã. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông đại

chúng thường xuyên tuyên truyền phổ biến các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về kinh tế tập thể với nhiều hình thức; tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm về kinh tế tập thể cho cán bộ các ngành, địa phương, các hợp tác xã, tổ hợp tác trong và ngoài Thành phố để áp dụng vào thực tế địa phương, đơn vị, bước đầu đạt kết quả khá.

- Các cấp, địa phương đã hỗ trợ kịp thời các hợp tác xã, tổ hợp tác tổ chức hoạt động với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng, phong phú góp phần hỗ

trợ kinh tế hộ phát triển; nhiều ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác cùng với thành viên và người lao động luôn chủ động phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao; bên cạnh đó, giải quyết được số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống người dân, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá tại các vùng khó khăn của Thành phố.

- Liên minh Hợp tác xã Thành phố được tập trung củng cố, kiện toàn, bước đầu đã thể hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp cùng với các sở, ngành, các hội, đoàn thể; xây dựng chương trình phối hợp hoạt động, tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền vận động phát triển hợp tác xã.

- Những năm qua, công tác đào tạo - dưỡng cho cán bộ quản lý và các hợp tác xã được Ủy ban nhân dân Thành phố tập trung hỗ trợ, tư vấn, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ quản lý và kế toán hợp tác xã, tổ hợp tác; đa số các hợp tác xã, tổ hợp tác đã phát huy được vai trò của mình trong một số lĩnh vực sản xuất quan trọng của Thành phố, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tín dụng.

- Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế tập thể đúng đắn, rõ ràng, ngày càng hoàn thiện, tạo sự nhất quán trong nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân đối với thành phần kinh tế này.

- Cấp ủy và chính quyền các cấp đã có sự quan tâm đến sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể; một số cơ chế chính sách khuyến khích đối với thành phần kinh tế tập thể đã phát huy tác dụng, tạo động lực bước đầu cho sự phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Một số hợp tác xã, tổ hợp tác dần dần thích nghi với cơ chế thị trường do có sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hợp tác xã, tổ hợp tác; ban quản lý chủ chốt của các hợp tác xã, tổ hợp tác đã linh động trong việc quản lý điều hành, ký kết hợp đồng với các đối tác, tiếp thị quảng

bá thương hiệu phát huy được vai trò sức mạnh của đơn vị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

2.4.3. Những hạn chế, bất cập

- Sự thành lập và hoạt động của các hợp tác xã chưa thật sự tuân thủ đầy đủ các giá trị và nguyên tắc đã được quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Xét về bản chất hợp tác xã, tuy hợp tác xã ở nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có bước chuyển quan trọng sang phục vụ kinh tế và đời sống thành viên, nhưng dịch vụ cung cấp cho thành viên còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong kết quả kinh doanh của hợp tác xã, chưa thể hiện đầy đủ bản chất của hợp tác xã, tức hợp tác xã phải nhằm trước hết vào đáp ứng nhu cầu chung của mọi thành viên hợp tác xã, hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế thành viên hợp tác xã. - Không ít hợp tác xã chưa kết nạp rộng rãi thành viên tham gia, thậm chí có hợp tác xã hạn chế kết nạp thành viên mới, hoạt động thực chất là doanh nghiệp, phổ biến là các hợp tác xã thương mại - dịch vụ, nông nghiệp, vận tải; do vậy, khó có thể thực hiện các nguyên tắc hợp tác xã, các hợp tác xã này có biểu hiện xa rời mục tiêu tương trợ cộng đồng, chạy theo mục tiêu kinh doanh đơn thuần nên chưa phát huy được bản chất và lợi thế của hợp tác xã, gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của hợp tác xã.

- Nhiều hợp tác xã hoạt động chưa đúng luật, như thành viên chỉ góp vốn để chia lợi nhuận nhưng không tham gia bất cứ hoạt động nào của hợp tác xã, thành viên không góp vốn, hoặc góp vốn ít, không tổ chức đại hội thường niên, không có phương án hoạt động, không tổ chức bàn bạc dân chủ trong hợp tác xã về các vấn đề của hợp tác xã,…hợp tác xã chưa thuyết phục được thành viên về các vấn đề về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà hợp tác xã mang lại cho thành viên.

- Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tập thể còn rất thấp; tiềm lực của hợp tác xã còn yếu và hiệu quả hoạt động chưa cao; tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của khu vực kinh tế tập thể giai đoạn 2010 - 2015 chỉ đạt bình quân 3,44% thấp xa so với mức tăng trưởng bình quân GDP chung của cả nước (6,99%); riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế tập thể chỉ chiếm 0,8% GDP của cả nước.

- Nhiều hợp tác xã còn lúng túng trong việc xác định phương hướng hoạt động phù hợp với điều kiện cơ chế thị trường và trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa với sự cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn; chưa hấp dẫn thành viên tham gia; kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã hàng năm không cao, không có tích lũy hoặc tích lũy còn thấp; công việc cho lao động hợp tác xã còn chưa ổn định, mang tính thời vụ; thu nhập của thành viên và người lao động của hợp tác xã còn thấp.

- Công nghệ sản xuất lạc hậu nên lãng phí nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường, trình độ quản lý thấp, chưa được đào tạo bài bản, đa số đã lớn tuổi, không có đội ngũ kế thừa.

- Tính liên kết trong nội bộ khu vực hợp tác xã còn rất yếu: khu vực hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu thu hút nông dân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn có trình độ dân trí thấp cũng như thiếu thông tin về công nghệ sản xuất và thị trường; sự hợp tác, tinh thần hợp tác, sự liên kết giữa các thành viên hợp tác xã hoặc giữa các hợp tác xã còn rất yếu; rất ít các hợp tác xã hợp nhất hoặc liên hiệp lại thành các hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã có quy mô lớn để nâng

cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể hiện nay, còn nhiều mặt hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy và cán bộ, chưa phát huy tốt vai trò tham mưu;

công tác tổng hợp, báo cáo cập nhật thông tin về kinh tế tập thể chưa đầy đủ, chưa được cập nhật kịp thời do chưa có hệ thống quản lý thống nhất, xuyên suốt dẫn đến việc buông lỏng, bỏ trống trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, về bản chất hợp tác xã kiểu mới chưa đầy đủ, sâu sắc.

- Ở Trung ương, công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Hợp tác xã); tại Thành phố, Sở Kế hoạch và

Đầu tư được xác định là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và tại cấp huyện là Phòng Kinh tế; tuy nhiên, tại cấp Thành phố, cấp huyện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách; cán bộ được giao thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)