Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu luận văn

2.4.3. Những hạn chế, bất cập

- Sự thành lập và hoạt động của các hợp tác xã chưa thật sự tuân thủ đầy đủ các giá trị và nguyên tắc đã được quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Xét về bản chất hợp tác xã, tuy hợp tác xã ở nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có bước chuyển quan trọng sang phục vụ kinh tế và đời sống thành viên, nhưng dịch vụ cung cấp cho thành viên còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong kết quả kinh doanh của hợp tác xã, chưa thể hiện đầy đủ bản chất của hợp tác xã, tức hợp tác xã phải nhằm trước hết vào đáp ứng nhu cầu chung của mọi thành viên hợp tác xã, hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế thành viên hợp tác xã. - Không ít hợp tác xã chưa kết nạp rộng rãi thành viên tham gia, thậm chí có hợp tác xã hạn chế kết nạp thành viên mới, hoạt động thực chất là doanh nghiệp, phổ biến là các hợp tác xã thương mại - dịch vụ, nông nghiệp, vận tải; do vậy, khó có thể thực hiện các nguyên tắc hợp tác xã, các hợp tác xã này có biểu hiện xa rời mục tiêu tương trợ cộng đồng, chạy theo mục tiêu kinh doanh đơn thuần nên chưa phát huy được bản chất và lợi thế của hợp tác xã, gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của hợp tác xã.

- Nhiều hợp tác xã hoạt động chưa đúng luật, như thành viên chỉ góp vốn để chia lợi nhuận nhưng không tham gia bất cứ hoạt động nào của hợp tác xã, thành viên không góp vốn, hoặc góp vốn ít, không tổ chức đại hội thường niên, không có phương án hoạt động, không tổ chức bàn bạc dân chủ trong hợp tác xã về các vấn đề của hợp tác xã,…hợp tác xã chưa thuyết phục được thành viên về các vấn đề về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà hợp tác xã mang lại cho thành viên.

- Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tập thể còn rất thấp; tiềm lực của hợp tác xã còn yếu và hiệu quả hoạt động chưa cao; tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của khu vực kinh tế tập thể giai đoạn 2010 - 2015 chỉ đạt bình quân 3,44% thấp xa so với mức tăng trưởng bình quân GDP chung của cả nước (6,99%); riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế tập thể chỉ chiếm 0,8% GDP của cả nước.

- Nhiều hợp tác xã còn lúng túng trong việc xác định phương hướng hoạt động phù hợp với điều kiện cơ chế thị trường và trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa với sự cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn; chưa hấp dẫn thành viên tham gia; kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã hàng năm không cao, không có tích lũy hoặc tích lũy còn thấp; công việc cho lao động hợp tác xã còn chưa ổn định, mang tính thời vụ; thu nhập của thành viên và người lao động của hợp tác xã còn thấp.

- Công nghệ sản xuất lạc hậu nên lãng phí nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường, trình độ quản lý thấp, chưa được đào tạo bài bản, đa số đã lớn tuổi, không có đội ngũ kế thừa.

- Tính liên kết trong nội bộ khu vực hợp tác xã còn rất yếu: khu vực hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu thu hút nông dân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn có trình độ dân trí thấp cũng như thiếu thông tin về công nghệ sản xuất và thị trường; sự hợp tác, tinh thần hợp tác, sự liên kết giữa các thành viên hợp tác xã hoặc giữa các hợp tác xã còn rất yếu; rất ít các hợp tác xã hợp nhất hoặc liên hiệp lại thành các hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã có quy mô lớn để nâng

cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể hiện nay, còn nhiều mặt hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy và cán bộ, chưa phát huy tốt vai trò tham mưu;

công tác tổng hợp, báo cáo cập nhật thông tin về kinh tế tập thể chưa đầy đủ, chưa được cập nhật kịp thời do chưa có hệ thống quản lý thống nhất, xuyên suốt dẫn đến việc buông lỏng, bỏ trống trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, về bản chất hợp tác xã kiểu mới chưa đầy đủ, sâu sắc.

- Ở Trung ương, công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Hợp tác xã); tại Thành phố, Sở Kế hoạch và

Đầu tư được xác định là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và tại cấp huyện là Phòng Kinh tế; tuy nhiên, tại cấp Thành phố, cấp huyện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách; cán bộ được giao thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể phải đảm nhiệm rất nhiều công tác khác.

- Mặt khác, hệ thống thông tin, báo cáo, các số liệu từ hợp tác xã không được thực hiện báo cáo định kỳ gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, đánh giá, định hướng, tham mưu cho lãnh đạo; do đó, việc hình thành bộ máy quản lý nhà

nước và hệ thống thông tin về kinh tế tập thể thống nhất từ Trung ương đến địa phương là rất cần thiết.

- Chủ trương giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với các hợp tác xã nông nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất cho các hợp tác xã phi nông nghiệp hầu như chưa được thực hiện; hiện vẫn còn rất nhiều hợp tác xã chỉ được thuê nhà làm trụ

sở, làm cơ sở kinh doanh trong thời gian ngắn, không ổn định nên không sửa chữa đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất kinh doanh; chủ trương góp vốn bằng quyền sử dụng đất không được triển khai do các hợp tác xã chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chính sách hỗ trợ các hợp tác xã về khoa học - công nghệ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm triển khai; chủ trương tăng

cường cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác tại các hợp tác xã, được hưởng lương và chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước cấp chưa được triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)