Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu luận văn

2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

- Lý luận và nhận thức:

Nhận thức về vị trí, vai trò kinh tế tập thể, về bản chất tổ chức hợp tác xã trong cán bộ, đảng viên, thành viên và người dân chưa đầy đủ, chưa thống nhất, chưa thật sự tin tưởng vào tổ chức hợp tác xã, vào sự minh bạch trong sản xuất, kinh doanh và phân phối của hợp tác xã; chưa phân biệt rõ mô hình hợp tác xã kiểu cũ với mô hình hợp tác xã kiểu mới, với mô hình doanh nghiệp và với tổ chức xã hội khác, chưa làm rõ động lực phát triển của hợp tác xã và lợi ích của hợp tác xã đối với thành viên; bên cạnh đó vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp của nhà nước đối với hợp tác xã.

- Khung khổ pháp luật, chính sách:

+ Khung khổ pháp luật, chính sách về kinh tế tập thể còn nhiều bất cập; nhiều quy định của luật chưa sát với thực tiễn, chưa tạo được môi trường tốt cho hợp tác xã kiểu mới phát triển.

+ Chính sách cụ thể hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã còn tác dụng thấp đối với phát triển hợp tác xã, chưa đồng bộ, chưa nhất quán, chưa toàn diện, chậm được triển khai thực hiện, chưa có tính khả thi cao và chưa tạo động lực thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển; chưa gắn kết với các chính sách khác và chưa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

+ Hỗ trợ của nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo về kinh tế tập thể là rất quan trọng, nhưng trong thời gian qua chưa được triển khai tích cực và chưa đạt hiệu quả cao; chưa có một chương trình đào tạo chính quy về kinh tế tập thể, hợp

tác xã trong các trường đại học, cao đẳng, góp phần cho việc hình thành lý luận cơ bản về hợp tác xã, đào tạo đội ngũ kế thừa có nhận thức đầy đủ về hợp tác xã và có tâm huyết với sự nghiệp phát triển hợp tác xã.

+ Việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội và tổ chức nghề nghiệp vào phát triển kinh tế tập thể tuy đã được

chú ý, song còn chưa đúng tầm, chưa huy động được đầy đủ các nhân tố cần thiết thúc đẩy hợp tác xã phát triển.

+ Phương pháp tuyên truyền về pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã chậm được đổi mới, chưa mang tính thuyết phục cao để người dân hiểu và tích cực tham gia hợp tác xã; còn ít mô hình hợp tác xã kiểu mới làm ăn có hiệu quả được phổ biến, nhân rộng; từ đó, làm cho người dân chưa thật sự tin tưởng vào lợi ích kinh tế - xã hội do hợp tác xã mang lại.

+ Mặc dù các chính sách hỗ trợ của nhà nước về hợp tác xã đã được ban hành tuy nhiên hợp tác xã chưa tiếp cận các nguồn vốn này do không có tài sản thế chấp

và chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

+ Quá trình đô thị hóa nhanh ở các huyện ngoại thành như: Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn dẫn đến các hợp tác xã nông nghiệp bị thu hẹp diện tích đất canh tác; sự thay đổi nhanh của môi trường hoạt động làm cho một số hợp tác xã lúng túng trong chuyển đổi hình thức và phương thức hoạt động cho phù hợp.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở khung lý thuyết của Chương 1, Chương 2 đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể với những kết quả, thành tựu và những hạn chế yếu kém. Trong đó, công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể hiện nay, còn nhiều mặt hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy và cán bộ, chưa phát huy tốt vai trò tham mưu; công tác tổng hợp, báo cáo cập nhật thông tin về kinh tế tập thể chưa đầy đủ, chưa được cập nhật kịp thời do chưa có hệ thống quản lý thống nhất, xuyên suốt dẫn đến việc buông lỏng, bỏ trống trong việc thực hiện nhiệm vụ; Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, về bản chất hợp tác xã kiểu mới chưa đầy đủ, sâu sắc. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố kém phát triển như hiện nay.

Từ những vấn đề bất cập nêu trong Chương 3, Chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2016 - 2025.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn TP HCM (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)