Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành nphố hồ chí minh (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo liên tục

Để đảm bảo chất lượng của các khóa đào tạo liên tục nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thì hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thực hiện một cách nghiêm túc.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động kiểm tra, giám sát đã được Sở Y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện tại các đơn vị trực thuộc. Sở Y tế đã đề nghị các đơn vị trực thuộc, các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập, các cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế cần nghiêm túc thực hiện các quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế về Hướng đẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế; Công văn số 7735/SYT-TCCB ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Sở Y tế về đảm

bảo chất lượng công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế và chú trọng một số điểm như sau:

- Các khóa đào tạo liên tục chỉ được triển khai khi có đủ chương trình, tài liệu đã được Bộ Y tế, Sở Y tế phê duyệt; đủ giảng viên; cán bộ quản lý; thiết bị dạy học, học đáp ứng yêu câu của chương trình đào tạo và báo cáo kế hoạch cho Sở Y tế theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 22/2013/TT- BYT.

- Chương trình đào tạo liên tục được xây dựng phải bao gồm 10 nội dng: 1) Tên khóa học; 2) Mục tiêu khóa học (kiến thức, kỹ năng, thái độ); 3) Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên; 4)Chương trình chi tiết (cụ thể đến tên bài, tiết học); 5) Tên tài liệu dạy, học chính thức và tài liệu tham khảo; 6) Phương pháp dạy, học; 7) Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng; 8) Thiết bị học liệu cho khóa học (kể cả thực hành lâm sàng); 9) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình; 10) Đánh giá và cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ đào tạo liên tục theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BYT.

1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về đào tạo liên tục 1.3.1. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên

Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng mọi tổ chức, mọi hoạt động của tổ chức chỉ thực hiện được khi có con người. Đối với hoạt động đào tạo liên tục trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Tổ chức cần có một bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo liên tục và được phát triển có chuyên môn giỏi để có đủ khả năng hoạch định, đưa ra các chiến lược, phương pháp để việc thực hiện đào tạo liên tục hiệu quả. Bộ phận này sẽ trực tiếp giám sát và đánh giá các khóa đao tạo trong tổ chức, báo cáo lên lãnh đạo, Ban Giám đốc bệnh viện, Sở y tế để có quyết định phát triển

những mặt đạt được và giải quyết những tồn tại, hạn chế của hoạt động đào tạo liên tục. Đội ngũ cán bộ này gồm có những người quản lý chuyên trách, kiêm nhiệm về công tác đào tạo liên tục.

Yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công tác. Bởi vì trong đào tạo liên tục ngành y tế giảng viên là người vừa phải có nghiệp vụ sư phạm y học vừa phải có kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị thực tế thì mới có đủ khả năng hướng dẫn học viên, chỉ có như vậy công tác đào tạo liên tục ngành y té mới thu được kết quả như mong muốn.

1.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

Để tiến hành các hoạt động đào tạo liên tục nhất định cần có cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quản của quá trình đào tạo liên tục.

Các cơ sở đào tạo liên tục, cụ thể là các bệnh viện cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ học tập như: khuôn viên rộng rãi, có hội trường, các phòng học; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo liên tục hiện đại và chất lượng

Đặc biệt đối với đào tạo liên tục ngành y tế, ngoài những trang thiết bị học tập như trên thì đòi hỏi cần có các thiết bị y tế chuyên biệt để phục vụ cho công tác đạo. Nếu không được trang bị đầy đủ thì sẽ không triển khai được hoạt động đào tạo.

Ví dụ: Khi muốn tổ chức lớp đào tạo cập nhật kiến thức về xử lý tổn thương tuyến vú dưới định vị của siêu âm bắt buộc phải có mô hình để học viên thực hành; phải có máy siêu âm phù hợp để thực hiện được kỹ thuật định

vị kim. Nếu không có trang thiết bị thì việc học sẽ không thực hiện được; Và sau khi học xong nếu ở đơn vị không có máy siêu âm thì sẽ không triển khai thực hiện kỹ thuật đó tại đơn vị công tác.

1.3.3. Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo liên tục

Để đảm bảo việc đào tạo liên tục được thực hiện tốt thì phải có kinh phí sử dụng cho đào tạo liên tục. Nếu thiếu hụt về kinh phí thì khó có thể triển khai được các hoạt động đào tạo liên tục vì:

- Không có nguồn chi để mua sắm trang thiết bị, máy móc cũng như trang bị cơ sở hạ tần phục vụ cho hoạt động đào tạo liên tục.

- Phải đảm bảo thù lao giảng dạy cho giảng viê, ban quản lý cũng như hậu cần của hoạt động đào tạo

- Cần có chi phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các đơn vị để sau khi học viên học xong kỹ thuật mới có thể triển khai áp dụng cho đơn vị mình

Kinh phí cho đào tạo liên tục được quy định tại Điều 18 Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

Kinh phí cho đào tạo liên tục được lấy từ các nguồn sau đây: a) Đóng góp của người học;

b) Ngân sách Nhà nước; c) Nguồn thu hợp pháp khác.

Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo nguyên tắc thu đủ chi, không vì lợi nhuận và theo các quy định của pháp luật.

Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển khai để người học lựa chọn.

Tiểu kết Chương 1

Chăm sóc sức khỏe nhân dân là một nội dung quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người, có tác động đến chính trị, kinh tế và toàn xã hội. Đây cũng là đối tượng hàng đầu trong QLNN

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân là “Xây dựng hệ thống y tế Việt nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe...”[2]

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện vị trí địa lý và dân cƣ

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2. Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên

thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.[29]

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất, bên cạnh đó, triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của thành phố. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số trung bình 4097 người/km2, mật độ giao thông trung bình 117,3 xe/km2 mặt đường.

2.1.2 Điều kiện về y tế của TP.HCM

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có tính đến vị trí, vai trò của ngành trong vùng kinh tế trọng điểm, trong khu vực. Cân đối hài hòa toàn diện cả hai loại hình công lập và ngoài công lập, thông qua việc thực hiện xã hội hóa đầu tư, trong đó y tế công lập giữ vai trò chủ đạo. Thực hiện giảm quá tải bệnh viện. Đảm bảo phát triển nguồn nhân lực có y đức, tận tụy phục vụ người bệnh, phục vụ cộng đồng; đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng; về quy mô phát triển trước mắt và lâu dài. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đầu tư y tế kỹ thuật cao, hiện đại kết hợp với việc sử dụng vốn quý của nền y học dân tộc, cổ truyền. Phấn đấu trở thành 1 trong 9 ngành dịch vụ chất lượng cao của

thành phố. Xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp từ tuyến y tế cơ sở đến tuyến thành phố mang tính chuyên sâu, phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần thực hiện công bằng, hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Là một trong những thành phố lớn có tốc độ phát triển nhanh, Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thuận lợi trong việc tiếp cận với những tiến bộ y học của các nước trên thế giới và được sự quan tâm của các cấp trong việc phát triển ngành y tế nên cơ hội để cập nhật những kỹ thuật mới, những ứng dụng tiên tiến trong điều trị bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn rất lớn.

Tuy nhiên, do dân số đông, mật độ dân số cao và dân vãng lai nhiều nên phát sinh những nhu cầu về y tế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện do ô nhiễm môi trường, sử dụng kháng sinh không đúng cách, vệ sinh an toàn thực phẩm kém… đã gây áp lực rất lớn cho ngành y tế.

Năm 2015, dân số Thành phố ước tính đạt 8.313.000 người, tổng số nhân lực y tế toàn ngành có 47.094 người, trong đó bác sĩ có 12.501 người đạt 15 bác sĩ/10.000 dân; dược sĩ có 7.678 người đạt 9,23 dược sĩ/10.000 dân, điều dưỡng có 27.654 đạt 33,26 điều dưỡng/10.000 dân. Số cán bộ y tế có trình độ sau đại học là 5.537 người, trong đó: tiến sĩ có 225 người; chuyên khoa cấp II có 832 người; thạc sĩ có 1.1531 người; chuyên khoa cấp I có 2.949 người. Số trạm y tế có bác sĩ cơ hữu là 236 trạm, số trạm y tế chưa có bác sĩ là 82 trạm, số trạm y tế có 02 bác sĩ là 31 trạm, số trạm y tế có hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi là 280 trạm[3]. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn.

Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 10 bệnh viện đa khoa và 22 bệnh viện chuyên khoa, 23 bệnh viện quận huyện, 12 trung tâm khối dự phòng, 24 trung tâm y tế dự phòng quận huyện . Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.

Từ những áp lực cũng như những điều kiện trên, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh phải ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa và việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của ngành y tế.

2.1.3. Tổng quan về hoạt động quản lý y tế tại TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế thành phố: Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. Sở Y tế TP. HCM hiện nay có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 6 phòng ban (Xem Hình 2.1)

Theo Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Nội vụ ban hành, có hiệu lực 25/01/2016, theo đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Y tế huyện được quy định như sau: Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành nphố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)