7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Điều kiện về y tế của TP.HCM
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có tính đến vị trí, vai trò của ngành trong vùng kinh tế trọng điểm, trong khu vực. Cân đối hài hòa toàn diện cả hai loại hình công lập và ngoài công lập, thông qua việc thực hiện xã hội hóa đầu tư, trong đó y tế công lập giữ vai trò chủ đạo. Thực hiện giảm quá tải bệnh viện. Đảm bảo phát triển nguồn nhân lực có y đức, tận tụy phục vụ người bệnh, phục vụ cộng đồng; đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng; về quy mô phát triển trước mắt và lâu dài. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đầu tư y tế kỹ thuật cao, hiện đại kết hợp với việc sử dụng vốn quý của nền y học dân tộc, cổ truyền. Phấn đấu trở thành 1 trong 9 ngành dịch vụ chất lượng cao của
thành phố. Xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp từ tuyến y tế cơ sở đến tuyến thành phố mang tính chuyên sâu, phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần thực hiện công bằng, hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Là một trong những thành phố lớn có tốc độ phát triển nhanh, Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thuận lợi trong việc tiếp cận với những tiến bộ y học của các nước trên thế giới và được sự quan tâm của các cấp trong việc phát triển ngành y tế nên cơ hội để cập nhật những kỹ thuật mới, những ứng dụng tiên tiến trong điều trị bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn rất lớn.
Tuy nhiên, do dân số đông, mật độ dân số cao và dân vãng lai nhiều nên phát sinh những nhu cầu về y tế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện do ô nhiễm môi trường, sử dụng kháng sinh không đúng cách, vệ sinh an toàn thực phẩm kém… đã gây áp lực rất lớn cho ngành y tế.
Năm 2015, dân số Thành phố ước tính đạt 8.313.000 người, tổng số nhân lực y tế toàn ngành có 47.094 người, trong đó bác sĩ có 12.501 người đạt 15 bác sĩ/10.000 dân; dược sĩ có 7.678 người đạt 9,23 dược sĩ/10.000 dân, điều dưỡng có 27.654 đạt 33,26 điều dưỡng/10.000 dân. Số cán bộ y tế có trình độ sau đại học là 5.537 người, trong đó: tiến sĩ có 225 người; chuyên khoa cấp II có 832 người; thạc sĩ có 1.1531 người; chuyên khoa cấp I có 2.949 người. Số trạm y tế có bác sĩ cơ hữu là 236 trạm, số trạm y tế chưa có bác sĩ là 82 trạm, số trạm y tế có 02 bác sĩ là 31 trạm, số trạm y tế có hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi là 280 trạm[3]. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn.
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 10 bệnh viện đa khoa và 22 bệnh viện chuyên khoa, 23 bệnh viện quận huyện, 12 trung tâm khối dự phòng, 24 trung tâm y tế dự phòng quận huyện . Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.
Từ những áp lực cũng như những điều kiện trên, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh phải ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa và việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của ngành y tế.
2.1.3. Tổng quan về hoạt động quản lý y tế tại TP. Hồ Chí Minh
Căn cứ quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế thành phố: Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. Sở Y tế TP. HCM hiện nay có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 6 phòng ban (Xem Hình 2.1)
Theo Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Nội vụ ban hành, có hiệu lực 25/01/2016, theo đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Y tế huyện được quy định như sau: Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.
Trước năm 2008 thì tất cả trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cả nước thực hiện hai chức năng: y tế dự phòng và khám, chữa bệnh. Đến năm 2008, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/04/2008 “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện”. Sau khi Thông tư có hiệu lực, bệnh viện đa khoa tuyến quận huyện được thành lập và tách riêng khi đáp ứng đủ các tiêu chí do cấp có thẩm quyền quyết định. Nơi chưa có đủ điều kiện tách riêng bệnh viện thì trung tâm y tế quận huyện thực hiện hai chức năng như cũ. Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh các bệnh viện quận, huyện đã được thành lập, trung tâm y tế quận huyện chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng (xem Hình 2.2)
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức ngành y tế TP.HCM[28]
SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ Bệnh viện Đa Khoa
1. BV. An Bình
2. BV. Cấp cứu Trưng Vương 3. BV. Nhân dân Gia Định 4. BV. Nhân dân 115 5. BV. Nguyễn Trãi 6. BV. Nguyễn Tri Phương 7. BVĐK Sài Gòn
8. BVĐK Khu vực Thủ Đức 9. BVĐK Khu vực Củ Chi 10. BVĐK Khu vực Hóc Môn
Bệnh viện Chuyên Khoa:
1. BV. Nhiệt Đới 2. BV. Bình Dân 3. BV. Chấn Thương Chỉnh Hình 4. BV. Da Liễu 5. BV. Điều Dưỡng-PHCN và Điều trị bệnh nghề nghiệp 6. BV. Hùng Vương 7. BV. Mắt 8. BV. Nhi Đồng I 9. BV. Nhi Đồng II 10. BV. Nhi Đồng Thành phố 11. BV. Phạm Ngọc Thạch 12. BV. Răng Hàm Mặt 13. BV. Tai Mũi Họng 14. BV. Tâm Thần
15. BV. Truyền Máu Huyết Học 16. BV. Từ Dũ
17. BV. Ung Bướu 18. BV. Y học cổ truyền 19. Viện Tim
20. Viện Y Dược học dân tộc 21. Khu Điều trị Phong Bến Sắn 22. BV. Nhân Ái
KHỐI DỰ PHÒNG
1. TT. Y tế Dự phòng Thành phố 2. TT. Kiểm dịch Y tế Quốc tế 3. TT. Bảo vệ SK KĐ và Môi trường 4. TT. Chăm sóc sức khỏe sinh sản 5. TT. Dinh dưỡng 6. TT. KN Thuốc, MP và TP 7. TT. Truyền thông - GDSK 8. TT Pháp Y 9. TT Giám định Pháp Y tâm thần 10. TT Giám định Y khoa 11. TT Xét nghiệm Y khoa 12. TT. Kiểm chuẩn xét nghiệm
CÁC CHI CỤC 1. Chi cục Dân số - KHH GĐ 2. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm DOANH NGHIỆP 1. Cty Trang Thiết bị Kỹ thuật Y tế (MTS) 322 TRẠM Y TẾ PHƢỜNG, XÃ 23 BV. QUẬN HUYỆN Nội thành (19) Ngoại thành (4) - Quận 1 - Bình Tân - Bình Chánh - Quận 2 - Bình Thạnh - Cần Giờ - Quận 3 - Gò Vấp - Củ Chi - Quận 4 - Phú Nhuận - Nhà Bè - Quận 5 - Tân Bình - Quận 6 - Tân Phú - Quận 7 - Thủ Đức - Quận 8 - Quận 9 - Quận 10 - Quận 11 - Quận 12 24 TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN HUYỆN Nội thành (19) Ngoại thành (5) - Quận 1 - Bình Tân - Bình Chánh - Quận 2 - Bình Thạnh - Cần Giờ - Quận 3 - Gò Vấp - Củ Chi - Quận 4 - Phú Nhuận - Hóc Môn - Quận 5 - Tân Bình - Nhà Bè - Quận 6 - Tân Phú - Quận 7 - Thủ Đức - Quận 8 - Quận 9 - Quận 10 - Quận 11 - Quận 12
Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Thông tư số 23/2005/TT- BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế; Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 5572/KH-SYT ngày 04 tháng 10 năm 2012 về xếp hạng lại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố.
Việc xếp hạng các cơ sở y tế được xác định trên nguyên tắc đánh giá chấm điểm theo 5 nhóm tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn I: Vị trí, chức năng và nhiệm vụ; - Tiêu chuẩn II: Quy mô và nội dung hoạt động; - Tiêu chuẩn III: Cơ cấu lao động và trình độ cán bộ;
- Tiêu chuẩn IV: Khả năng chuyên môn, hiệu quả chất lượng công việc;
- Tiêu chuẩn V: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.
Mục đích việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế mang lại giúp:
- Hoàn chỉnh về tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật và chất lượng công tác;
- Đầu tư phát triển các đơn vị sự nghiệp y tế trong từng giai đoạn thích hợp;
- Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức trong ngành Y tế.
Số hạng đơn vị sự nghiệp y tế: Các đơn vị sự nghiệp y tế được chia thành 5 hạng: Hạng đặc biệt (chỉ áp dụng đối với một số bệnh viện lớn), Hạng I, Hạng II và Hạng III và hạng IV. (Tham Khảo Phụ lục 1)
Căn cứ quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế thành phố, về đào tạo nhân lực y tế Sở Y tế TP.HCM được giao trách nhiệm và quyền hạn:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố;
- Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế quy định rõ trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các cơ sở đào tạo liên tục tổ chức triển khai thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục do cơ sở thực hiện.
Tại TP.HCM, có 35 cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia đào tạo liên tục chị sự quản lý của Sở Y tế TP.HCM (Tham khảo Phụ lục 2)
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng hệ thống văn bản về hoạt động đào tạo liên tục trong bệnh viện
Đào tạo liên tục trong bệnh viện là một quá trình phức tạp vì nó gồm nhiều nội dung khác nhau bao gồm: tổ chức hệ thống đào tạo liên tục, xây dựng chương trình và tài liệu đạo liên tục, tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục, quản lý công tác đào tạo liên tục, xây dựng khung kinh phí cho đào tạo liên tục. Nhà nước đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật để quản lý,
bảo đảm chất lượng trong hoạt động đào tạo liên tục tại các bệnh viện. Tác giả thống kê những văn bản còn hiệu lực liên quan đến hoạt động đào tạo liên tục trong bệnh viện như:
- Luật Khám bệnh chữa bệnh số 40/2009/QH12, Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009.
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật giáo dục số 44/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2009
- Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh”, Chính phủ ban hành ngày 27/9/2011.
- Nghị định số 111/2017NĐ-CP “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe”, Chính phủ ban hành ngày 05/10/2017.
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Nghị định 63/2012/NĐ-CP “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế”, Chính phủ ban hành ngày 31/8/2012
- Nghị định số 46-NĐ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới của Bộ Chính trị
- Thông tư số 01/2018/TT-BNV của Bộ Y tế về hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Thông tư số 22/2013/TT-BYT “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế”, Bộ Y tế ban hành ngày 09/8/2013
- Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT “Về việc ban hành qui chế bệnh viện” bộ Y tế ban hành ngày 19/9/1997.
- Quyết định số: 181/2005/QĐ-TTg “Qui định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập”. Chính phủ ban hành ngày 19/7/2005 - Quyết định số 492/QĐ-BYT “Về việc cấp mã chứng nhận đào tạo liên tục cho các đơn vị tham gia công tác đào tạo cán bộ y tế”. Bộ Y tế ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2012
Luật Khám bệnh chữa bệnh số 40/2009/QH12: Quy định một số nội dung liên quan đến đào tạo liên tục. Trong Luật Khám bệnh chữa bệnh chưa