Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành nphố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo liên tục

Để đảm bảo việc đào tạo liên tục được thực hiện tốt thì phải có kinh phí sử dụng cho đào tạo liên tục. Nếu thiếu hụt về kinh phí thì khó có thể triển khai được các hoạt động đào tạo liên tục vì:

- Không có nguồn chi để mua sắm trang thiết bị, máy móc cũng như trang bị cơ sở hạ tần phục vụ cho hoạt động đào tạo liên tục.

- Phải đảm bảo thù lao giảng dạy cho giảng viê, ban quản lý cũng như hậu cần của hoạt động đào tạo

- Cần có chi phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các đơn vị để sau khi học viên học xong kỹ thuật mới có thể triển khai áp dụng cho đơn vị mình

Kinh phí cho đào tạo liên tục được quy định tại Điều 18 Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

Kinh phí cho đào tạo liên tục được lấy từ các nguồn sau đây: a) Đóng góp của người học;

b) Ngân sách Nhà nước; c) Nguồn thu hợp pháp khác.

Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo nguyên tắc thu đủ chi, không vì lợi nhuận và theo các quy định của pháp luật.

Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển khai để người học lựa chọn.

Tiểu kết Chương 1

Chăm sóc sức khỏe nhân dân là một nội dung quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người, có tác động đến chính trị, kinh tế và toàn xã hội. Đây cũng là đối tượng hàng đầu trong QLNN

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân là “Xây dựng hệ thống y tế Việt nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe...”[2]

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện vị trí địa lý và dân cƣ

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2. Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên

thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.[29]

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất, bên cạnh đó, triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của thành phố. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số trung bình 4097 người/km2, mật độ giao thông trung bình 117,3 xe/km2 mặt đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành nphố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)