Bộ máy tổ chức quản lý đào tạo liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành nphố hồ chí minh (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý đào tạo liên tục

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố. Ban Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh bao gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc (xem Hình 2.1) trong đó có 01 Phó Giám đốc phụ trách về đào tạo.

Phòng Tổ chức trực thuộc Sở Y tế được thành lập với vai trò Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố; Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố; Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ

tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố. Hiện nay số lượng cán bộ: 01 Trưởng phòng, 02 phó phòng và 9 chuyên viên. Trong đó 05 cán bộ có trình độ sau đại học và 7 cán bộ có trình độ cử nhân.

Phòng Chỉ đạo tuyến tại bệnh viện công lập hạng I; Phòng Tổ chức Cán bộ bệnh viện công lập hạng II, III, IV là Phòng chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện. Phòng Chỉ đạo tuyến, Phòng Tổ chức Cán bộ có chức năng quản lý và tham mưu cho Ban Giám đốc về toàn bộ công tác đào tạo liên tục trong bệnh viện theo quy định

2.2.2.2 Đội ngũ cán bộ phụ trách đào tạo liên tục trong các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM

Đội ngũ phụ trách đào tạo liên tục trong các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM bao gồm 02 bộ phận: Giảng viên đào tạo liên tục và cán bộ tổ chức và quản lý đào tạo liên tục.

Giảng viên đào tạo liên tục

Tất cả các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên, trợ giảng đạt tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Về bằng cấp chuyên môn: yêu cầu có trình độ từ đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với yêu cầu của nội dung giảng dạy. Trong đào tạo liên tục ưu tiên lựa chọn những giảng viên chuyên môn có nhiều kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là trong lâm sàng hơn trình độ học vấn mang tính học thuật

Giảng viên phải có phương pháp dạy học y học hay chứng chỉ sư phạm cơ bản theo chương trình của Bộ Y tế.

Do đặc thù của giảng dạy y học là dạy nghề, dạy theo nhóm nhỏ nên việc bố trí các lớp học nhất thiết phải có trợ giảng để đảm bảo chất lượng.

Thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh việc đào tạo y khoa liên tục cho những người hành nghề khám bệnh chữa bệnh là công việc rất quan trọng, đặc biệt là kèm cặp tay nghề trong các bệnh viện. Số lượng đào tạo rất lớn bao gồm đào tạo liên tục và đào tạo trước khi hành nghề (theo điều 24 của Luật khám bệnh, chữa bệnh). Vì vậy, trong Thông tư 22/2013/TT-BYT Bộ Y tế đã có khái niệm “Giảng viên lâm sàng” đó là những người có kinh nghiệm thực tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng. Như vậy ngoài kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, giảng viên lâm sàng còn phải được đào tạo về phương pháp dạy – học lâm sàng theo chương trình của bộ y tế

Cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục

Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các cơ sở đào tạo liên tục tổ chức triển khai thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục do cơ sở thực hiện.

Tùy thuộc hạng bệnh viện, bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa mà số lượng cán bộ trong tổ chức triển khai thực hiện hoạt động đào tạo liên tục khác nhau.

Đối với các bệnh viện hạng 1: có ít nhất 02 cán bộ chuyên trách được phân công thực hiện tổ chức

2.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 6858/QĐ-BYT, về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam ngày 18 tháng 11 năm 2016, được áp dụng để đánh giá, chứng nhận và cải tiến chất lượng cho toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân. Bộ tiêu chí gồm 83 tiêu chí khác nhau, gồm tất cả các mặt hoạt động của các bệnh viện. Trong đó có tiêu chí B2.1.Nhân viên y

tế được đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nghề nghiệp là căn cứ để kiểm tra và chấm điểm bệnh viện (xem Phụ lục 3).

Căn cứ để kiểm tra về đào tạo liên tục gồm:

 Việc lập kế hoạch đào tạo bao gồm đào tạo liên tục về cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho các đối tượng và lĩnh vực trong bệnh viện; phù hợp với kế hoạch phát triển chuyên môn của bệnh viện.

 Việc tổ chức thực hiện đào tạo liên tục: có theo dõi số liệu tỷ lệ nhân viên y tế được đào tạo liên tục ít nhất 12 tiết học trở lên trong năm qua báo cáo quý, báo cáo năm; có các hình thức tập huấn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm từ các nhân viên y tế có trình độ, chuyên gia (trong và ngoài bệnh viện) cho nhân viên bệnh viện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp như sinh hoạt khoa học, hội thảo xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán điều trị, quy trình chuyên môn kỹ thuật, báo cáo chuyên đề…; Có hình thức khuyến khích, thúc đẩy nhân viên y tế tham gia các hình thức kiểm tra tay nghề, hội thi tay nghề trong và ngoài bệnh viện.

 Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện: phần mềm cập nhật và theo dõi tình hình nhân viên tham gia đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (ví dụ tính giờ, tính điểm tham gia đào tạo liên tục, tình trạng đang đi học).

Bệnh viện tự kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo liên tục theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam theo mỗi quý và làm báo cáo gửi về Sở Y tế. Điểm số của hoạt động đào tạo liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số của toàn bệnh viện trong bảng xếp hạng chất lượng bệnh viện

Sở Y tế tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá cho các bệnh viện công lập trực thuộc Sở, bệnh viện tư nhân thường quy mỗi cuối năm và thực hiện kiểm tra đột xuất trong năm. Sở Y tế làm đầu mối phối hợp với cơ quan chủ quản

kiểm tra, đánh giá chất lượng các bệnh viện thuộc trường đại học và các viện nghiên cứu có giường bệnh điều trị nội trú trên địa bàn tỉnh (trừ các bệnh viện đã được phân công cho Bộ Y tế). Sở Y tế phối hợp với Y tế các Bộ, ngành kiểm tra, đánh giá chất lượng các bệnh viện trực thuộc Y tế Bộ, ngành trên địa bàn tỉnh (trừ các bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an).

Sau khi thực hiện kiểm tra, kết quả chấm điểm các bệnh viện sẽ được công bố trên trang web của Sở Y tế TP.HCM, bảng xếp hạng thể hiện chất lượng bệnh viện thuộc ngành y tế TP.HCM (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Bảng xếp hạng bệnh viện 2018[28]

Hạng Bệnh viện Điểm

1 BV Nhân Dân 115 4.42

1 BV Nhân Dân Gia Định 4.42 3 BV Đa khoa Hoàn Mỹ 4.37

4 BV Hùng Vương 4.35

5 BV Từ Dũ 4.33

6 BV Nhi Đồng 1 4.30

7 BV Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park 4.26

8 BV Quận Thủ Đức 4.24

9 BV Tim Tâm Đức 4.11

10 BV Truyền máu Huyết học 4.09 11 BV Bệnh Nhiệt đới 4.03

12 BV Bình Dân 4.02

13 BV Phụ sản Mekong 3.97

14 BV FV 3.94

16 BV Trưng Vương 3.89 17 BV Phục hồi chức năng – Điều trị BNN 3.88

18 BV Quận 11 3.83 19 BV Quốc tế City 3.82 20 BV Xuyên Á 3.81 21 BV Tai Mũi Họng TP.HCM 3.80 21 Viện Tim TP.HCM 3.80 23 BV Da Liễu TP.HCM 3.79 24 BV Đa khoa An Sinh 3.78

25 BV Nhi đồng TP 3.74

26 BV Đa khoa Mỹ Đức 3.72

26 BV Ung Bướu 3.72

28 BV Quận 2 3.71

29 BV Đa khoa Vạn Hạnh 3.70 30 BV Tai Mũi Họng Sài Gòn 3.69 31 BV SAIGON-ITO Phú Nhuận 3.65

32 BV quận Tân Phú 3.60

33 BV ĐKKV Củ Chi 3.58

34 BV Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn 3.54 34 BV Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn 3.54

36 BV Triều An 3.53

36 BV Răng Hàm Mặt TP.HCM 3.53 38 BV Quận Bình Thạnh 3.52

39 BV Gò Vấp 3.48

40 BV Nguyễn Tri Phương 3.43 40 BV Chấn thương Chỉnh hình 3.43

42 BV Mắt 3.41 43 BV Phạm Ngọc Thạch 3.39 44 BV An Bình 3.38 BV Thẩm Mỹ JW 3.38 46 BV Quận 4 3.36 46 BVĐKKV Hóc Môn 3.36 48 BV Nhân Ái 3.35 49 BV Nguyễn Trãi 3.34 50 BV Quận 1 3.33 51 BV Quận Bình Tân 3.32

52 BV Đa khoa Hồng Đức III 3.31

53 BV Huyện Nhà Bè 3.20 54 BV Huyện Củ Chi 3.18 54 BV Quận 10 3.18 54 BV Đức Khang 3.18 54 BV CKPTTM Ngọc Phú 3.18 58 BV huyện Bình Chánh 3.17 59 BV Mỹ Đức Phú Nhuận 3.15 60 BV PTTM RHM WorldWide 3.11 60 BV Quận 8 3.11

60 BV Đa khoa Tân Hưng 3.11

63 BV ĐKKV Thủ Đức 3.10

63 BV Quận 12 3.10

65 BV Đa khoa Quốc tế Minh Anh 3.09

65 BV Quận 7 3.09

68 BV Quận Phú Nhuận 3.07

69 BV Quận 5 3.06

69 BV Quận 9 3.06

71 BV Thẩm Mỹ Thanh Vân 3.04

72 BV Quận Tân Bình 3.03

72 BV Đa khoa Sài Gòn 3.03 74 BV Thẩm Mỹ Kỳ Hòa 3.02 75 BV Ngoại Thần kinh Quốc tế 3.01 76 BV Tâm thần TP.HCM 2.99 77 BV Thẩm Mỹ Kangnam 2.95 78 BV Đa khoa Quốc Ánh 2.92 79 BV Gaya Việt – Hàn 2.89 79 BV Quốc tế Columbia Asia Gia Định 2.89

81 BV Quận 6 2.84

82 BV Đa khoa Tâm trí Sài Gòn 2.83 83 Khu điều trị phong 2.81 83 BV PTTHTM Hiệp Lợi 2.81 85 BV Đa khoa Vũ Anh 2.80

86 BV Tân Sơn Nhất 2.79

87 BV Huyện Cần Giờ 2.74

88 BV STO Phương Đông 2.66 89 BV Mắt Sài Gòn II 2.59 90 BV Mắt KTC Phương Nam 2.58

90 BV Mắt Cao Thắng 2.58

92 BV CK Thẩm mỹ Việt Mỹ 2.54 93 BV Đa khoa Mắt Sài Gòn 2.53

94 BV CKPTTM Quốc tế Thảo Điền 2.47

95 BV CKPTTM Á Âu 2.44

96 BV Mắt Việt Hàn 2.42

97 BV Thẩm mỹ Sài Gòn 2.25 98 BV Thẩm mỹ Kim Hospital 2.11 99 BV Thẩm mỹ AVA Văn Lang 2.09

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Nhà nước đã xây dựng được hệ thống văn bản qui phạm pháp luật cho hoạt động đào tạo liên tục trong bệnh viện (trong đó có bệnh viện công lập)

- Luật Khám bệnh chữa bệnh số 40/2009/QH12, Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009 qui định về QLNN về Khám bệnh chữa bệnh, trong đó có qui định về đào tạo liên tục bắt buộc cho nhân viên y tế

Điều 20. Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại chứng chỉ hành nghề là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Điều 29. Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề với người không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm liên tiếp.[23]

- Nghị định số 111/2017NĐ-CP “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe”, nêu rõ những yêu cầu đối với cơ sở đào tạo thực hành, tiêu chuẩn giảng viên hướng dẫn thực hành cũng như các qui định về ngành đào tạo thực hành phù hợp với cơ sở thực hành và khả năng tiếp nhận học viên của đơn vị

- Thông tư số 01/2018/TT-BNV của Bộ Y tế về hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Thông tư số 22/2013/TT-BYT “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế”, Bộ Y tế ban hành ngày 09/8/2013. Trong Thông tư nêu rõ các nội dung liên quan đến đào tạo liên tục ở các cơ sở y tế từ việc xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn giảng viên, xây dựng tài liệu đào tạo liên tục, chi phí hoạt động

- Thông tư số 11/2019/TT-BYT “ Quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy – học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe”. Thông tư này quy định về nội dung, chương trình, tài liệu, thời gian, hình thức bồi dưỡng và việc cấp Chứng chỉ bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Về quản lý hoạt động đào tạo liên tục ở các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM

Từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác đào tạo liên tục trong toàn quốc, từ đó một mạng lưới về đào tạo liên tục đã được hình thành trong cả nước với trên 510 đơn vị đã hình thành (106 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; 72 đơn vị trực thuộc Bộ, hội nghề nghiệp; 63 Sở Y tế (gồm 331 đơn vị) đã được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục). Mạng lưới đào tạo liên tục đảm bảo việc cung cấp các khóa đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục đảm bảo nguồn nhân lực y tế đạt chất lượng và hiệu quả. Gần 2000 giảng viên làm công tác đào tạo liên tục và trên 1000 giảng viên lâm sàng dạy thực hành đã được đào tạo và con số này tiếp tục tăng lên trong các năm tới. Trên 100 đầu chương trình tài liệu đã được phê duyệt tại Bộ Y tế và

sẽ tiếp tục được phê duyệt (chưa tính tới chương trình và tài liệu do Sở Y tế thẩm định).

Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông trong việc quản lý các chương trình hội thảo khoa học (một hình thức của đào tạo liên tục) do các cơ sở y tế tổ chức. Các cơ sở y tế phải thực hiện hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo gửi về cho Sở Y tế, Sở Thông tin Truyền thông về nội dung khoa học trong hội thảo, hình thức tổ chức và thủ tục xin phép tiếp khách nước ngoài nếu có chuyên gia nước ngoài tham dự. Các cơ sở y tế chỉ được tổ chức hội thảo khi đã được Sở Y tế và Sở Thông tin Truyền thông phê duyệt.

Sở Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo liên tục cho các cơ sở y tế để tăng cường năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nâng cao hiệu quả hoạt động trên địa bàn thành phố, đặc biệt là mạng lưới y tế ngoài cơ sở. Ngoài ra Sở Y tế còn giao cho các bệnh viện xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cụ thể cho đơn vị mình.

Sở Y tế kiểm tra, giám sát công tác đào tạo liên tục tại các bệnh viện: tổ chức kiểm tra cuối năm và kiểm tra đột xuất trong năm; có văn bản nhằm chấn chỉnh công tác đào tạo liên tục đến các đơn vị trực thuộc (trong đó có các bệnh viện công lập).

Ngoài ra, Sở Y tế căn cứ theo tiêu chí xếp hạng bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt để làm cơ sở cho việc kiểm tra hoạt động đào tạo liên tục tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo liên tục tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành nphố hồ chí minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)