chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Những nội dung quản lý tại Điều 54 của Luật Di sản văn hóa đã cụ thể hóa được chức năng, nhiệm vụ quản lý về di tích văn hóa. Trong đó nội dung quản lý về di tích văn hóa rất rộng, nên trong quá trình quản lý vẫn phải vận dụng được phương pháp phù hợp để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về di tích văn hóa nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Do vậy tại Điều 55
và 56 chương 5 mục 1 của luật này đã nêu rõ chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền trong quản lý nhà nước với việc phân cấp trong di tích gồm di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt cụ thể
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Bộ văn hóa thể thao và du lịch chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Các bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong việc phối hợp với bộ văn hóa thể thao và du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của chính phủ.
Điều này nói lên rằng việc quản lý nhà nước đối với di tích nói riêng và di sản nói chung cũng cần có sự phân cấp như chính giá trị mỗi di tích. Với di tích cấp quốc gia hay cấp quốc gia đặc biệt đều phải có sự phân cấp quản lý nhà nước riêng để đảm bảo quản lý đúng đối tượng được quản lý.
1.2.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa