huy giá trị di sản văn hóa.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng, cơ bản, quyết định khả năng thực hiện chương trình bảo quản, tu bổ chống xuống cấp di tích. Có 03 nguồn tài chính chủ yếu tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích, đó là:
Một là, kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp: Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí khá lớn cho mục tiêu chống xuống cấp di tích.
Hai là, kinh phí từ phong trào xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, trong đó có kinh phí do người dân, doanh nghiệp đóng góp; các tổ chức nước ngoài hỗ trợ, như tổ chức UNESCO…
Ba là, nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị di tích (khai thác các lễ hội, vé vào tham quan di tích, công đức).
Các cơ quan QLNN có trách nhiệm huy động các nguồn vốn đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, nhất là các nguồn xã hội hóa. Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các di tích, di tích cách mạng và kháng chiến, các di tích khảo cổ học. Các di tích khác được đầu tư một lần bằng nguồn ngân sách Nhà nước và một phần bằng các nguồn vốn khác. Nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị di tích được Nhà nước cho giữ lại đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Các cơ quan QLNN không chỉ có trách nhiệm huy động mà còn có các giải pháp
quản lý đầu tư, tôn tạo, trùng tu di tích văn hóa hiệu quả từ các nguồn vốn có được, trên cơ sở đó phát huy các giá trị di tích văn hóa ra cộng đồng.