Tình hình hoạt động của các ban quản lý di tích cấp phường (với tư cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

(với tư cách hỗ trợ về quản lý)

Theo phân cấp hiện nay, UBND các phường, xã, thị trấn được giao quyền quản lý nhà nước về các di tích cấp quốc gia trên địa bàn địa phương quản lý đều phải thành lập Ban quản lý di tích thành phần gồm có: đồng chí Phó chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội làm trưởng ban, 01 công chức văn hóa thông tin làm phó ban trực, trưởng ban điều hành của làng làm phó ban, các thành viên của ban điều hành làng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể là thành viên của Ban quản lý di tích.

Ban quản lý di tích phường có nhiệm vụ:

- Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa; Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan cấp trên; Kiến nghị về việc xếp hạn di tích; Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của di tích lịch sử văn hóa.

- Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan theo thẩm quyền. Ban quản lý di tích có vai trò trực tiếp giúp UBND phường, xã, thị trấn thực hiện hoạt động quản lý các di tích văn hóa trên địa bàn với các nội dung cụ thể:

+ Lập kế hoạch dự trù kinh phí, thực hiện việc tu bổ các di tích văn hóa trên địa bàn phường, xã, thị trấn theo chỉ đạo của UBND thành phố, huyện , thị xã. Triển khai, bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn phường. Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của Nhân dân địa phương trong việc bảo vệ và sử dụng di tích văn hóa. Tổ chức các dịch vụ bảo vệ cần thiết trong việc sử dụng các di tích văn hóa trên.

+ Thường xuyên kiểm tra các hoạt động bảo vệ di tích của các ban điều hành quản lý di tích tại cơ sở để kịp thời hướng dẫn, hạn chế sai phạm trong công tác quản lý di tích tại phường, xã, thị trấn. Ban quản lý di tích phường, xã, thị trấn có quyền tạm đình chỉ và kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn mọi vi phạm

về di tích văn hóa và sử dụng di tích sai mục đích như lấn chiếm trái phép, phá vỡ cảnh quan, đồng thời báo UBND phường, xã, thị trấn và phòng VHTT cấp trên để có hướng xử lý vi phạm kịp thời.

Trên thực tế việc lấn chiếm vành đai an toàn khu vực I của di tích vẫn diễn ra thường xuyên, BQL di tích, BĐH di tích

+ Tham mưu cho UBND phường xem xét tặng giấy khen hoặc đề nghị UBND cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích văn hóa cũng như xử phạt theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm việc bảo vệ và sử dụng di tích văn hóa.

Dưới Ban quản lý di tích là Ban điều hành di tích do các trưởng họ tộc trong Làng bầu ra. Hoạt động chủ yếu của Ban điều hành là giúp cho Ban quản lý di tích của phường duy trì các hoạt động chung diễn ra trong khuôn viên di tích, phát hiện các tổ chức, các nhân có những hành vi vi phạm nhằm bảo vệ vành đai di tích, tránh việc tụ tập buôn bán, lấn chiếm vành đai di tích làm nơi ở, kinh doanh buôn bán gây mất vẻ mỹ quan, tính tôn nghiêm cũng như ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến di tích .

Đội ngũ cán bộ BQL di tích tại địa phương (cấp xã): Trình độ của đội ngũ này là không thống nhất, không đồng đều, cần được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức bảo vệ, phát huy di sản văn hóa. Về cơ bản chỉ có một số ít các địa phương có các di tích đặc biệt có giá trị mới thành lập BQL di tích điều này dẫn đến việc quản lý di tích gặp nhiều khó khăn bởi không có BQL di tích quản lý trực tiếp cho UBND phường mà chỉ có mỗi công chức VHTT làm chức năng tham mưu quản lý bên cạnh đó còn kiêm nhiệm nhiều chức năng nhiệm vụ khác nên hầu như là bỏ quên các di tích dẫn đến di tích bị xâm phạm, lấn chiếm trong một thời gian dài, thậm chí còn có hộ dân được cấp GCNQSĐ trên vành đai khu vực I của di tích.

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của Ban quản lý di tích các phường chưa phát huy được quyền hạn và trách nhiệm của mình bởi đa số các phường đều dựa vào các Ban điều hành của làng, các hoạt động diễn ra tại di tích chủ yếu là từ Ban điều hành của Làng phát động, vừa mang tính tự phát vừa mang tính manh múm nhỏ lẻ và thiếu quy mô tổ chức. Điều này càng làm việc quản lý nhà nước trở nên khó khăn hơn bởi nếu ban điều hành di tích của làng hoạt động không đều tay thì việc quản lý và bảo vệ các di tích sẽ bị bỏ ngõ, bên cạnh đó nếu các ban điều hành của Làng hoạt động độc lập, không theo sự quản lý của Ban quản lý di tích thì sẽ dẫn đến sự khập khiển, mất đi tính thống nhất trong khâu trùng tu tôn tạo phục hồi di tích, làm giảm đi tính liên kết về mặc mỹ quan của kiến trúc di tích, làm thay đổi hiện trạng của di tích và vô tình mất đi yếu tố cổ xưa của di tích đó là các việc tự ý trùng tu sửa chữa các chi tiết nhỏ do thời gian lâu ngày bị hư hỏng của các di tích mà không thông qua chính quyền địa phương sẽ làm mất đi một phần cổ kính của di tích mang lại. đơn cử như việc tự ý lợp lại mái ngói vì quá dột nát, các Ban điều hành đã thay từ mái ngói Liệt cổ xưa thành mái ngói hiện đại làm mất đi tính cổ của di tích, tạo nên sự thiếu hài hòa của di tích, hay những bài thơ khắc trên gỗ được UNESCO công nhận là di sản thế giới đó là “ Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” đã bị thay thế bằng những tấm gỗ trơn nhẵn không có hoa văn họa tiết sau khi bị mối mọt ăn mòn….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)